Liên kiều là một loại thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Nhưng nếu bạn biết được những tác dụng tuyệt vời của nó, thì hẳn bạn sẽ rất tiếc khi không biết đến liên kiều sớm hơn. Cùng An Quốc Thái tìm hiểu về dược liệu đặc biệt này nhé!
Liên kiều là gì?
Liên kiều hay còn được gọi là dị kiều, tam liên, tam liên trúc căn, đại kiều…Tên khoa học là Forsythia suspensa, Vahl. Thuộc họ Nhài. Cây có chiều cao từ 1,5m đến 4 m. Cành khá nhỏ, có nhiều đót, giữ phần đốt ruột rỗng, có bì không rõ ràng.
Lá của cây thuộc dạng lá đơn. Phiến lá có hnfh trứng thuông dài, khoảng từ 2-5cm, rộng khoảng 1-3cm. Mép lá có răng cưa nhưng không được đều lắm. Cuống lá khoảng 1cm. lá mọc đối xứng với nhau.
Hoa của cây có màu vàng tươi, tràng hoa hình ống, xẻ thành các thùy, đài hình ống, trên cũng có các thùy xẻ, có 2 nhị, nhị thấp hơn tràng. Một nhụy hoa thường 2 đầu nhị.
Quả khô hình trứng, dẹp dài khoảng 1,5cm đến 2cm, 2 bên có cạnh lồi, đầu hơi nhọn. Khi chín có hình mỏ chim, phần dưới có cuống, hoặc có hình sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu, hơi nhạt, trong quả chứa nhiều nhân, tuy nhiên, khi chín, phần nhân này thường rpow vãi đi, chỉ sót lại một ít trong ruột trong của quả.
Liêu kiều là phần quả của cây. Đầu đỉnh nhọn, đấy quả có hình cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhãn dọc theo quả, có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có các đường rãnh dọc rõ rệt.
xem thêm: kim ngân hoa
Thu hái liên kiều
Liên kiều thường được thu hoạch vào khoảng mùa thu, khi những qur gần chín hoặc hơi có màu xanh lục. Quả sẽ được loại bỏ hết các tạp chất, đồ chín lên và phơi khô đi. Lúc này có thể gọi là thanh kiều.
Còn khi thu hái những quả chín nục, rồi đem phơi khô, loại bỏ hết tạp chất, sẽ được gọi là Lão Kiều.
Liên kiều có ở đâu?
Liên kiều chưa được trồng tại Việt Nam. Phần lớn sản phẩm liên kiều được nhập từ Trung Quốc. Vùng Sơn Tây, Hà Bắc, Hồ Bắc của Trung Quốc. Ngoài ra, liên kiều còn được trồng tại Nhật Bản. Một số nơi trồng liên kiều để làm cảnh, vì dáng cây và màu hao đẹp, hoặc dùng làm thuốc.
Thành phần của liên kiều
Trong liên kiều chứa nhiều Forrsythin, Matairesinoside, acid Oleanolic, ngoài ra còn có các phenol riêng biệt, Saponin, Alcaloid.
Tác dụng của liên kiều
Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn
Chất phenol đặc trưng trong liên liều có thể ức chế rất nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn tự cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn ly, ho gà, bạch hầu, virus cúm, nấm,… ở rất nhiều mức độ khác nhau. Chiết xuất từ liên kiều có thể kháng khuẩn như kim ngân hoa.
Liên kiều chống viêm
Liên kiều khi dùng có thể giúp ngăn tình trạng viêm, viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các tế bào. Người xưa gọi liên kiều là Sang gia thần dược. Đây là một loại dược liệu dùng để trị thương bậc nhất của Trung Hoa.
Liên kiều tăng đề kháng
Liên kiều là một loại thảo dược giúp giảm sưng, đồng thời ngăn không cho cơ thể bị ảnh hưởng những bệnh dẫn từ đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, đau họng, sốt. Tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là ngăn ngừa, phòng tránh, hỗ trợ điều trị bệnh lậu, giang mai, HIV, phát ban da do sốt, nôn, gây ra bởi các vi khuẩn.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Liên kiều có tác dụng hạ huyết áp, dãn mạch
Theo nhiều tư liệu của y học Trung Quốc ghi lại, liên kiều thường được dùng cho các bậc vua chúa, dùng để hạ huyết áp, tăng cường lượng máu lưu thông trong cơ thể, cải thiện chức năng của tuần hoàn.
Liên kiều bảo vệ gan
Liên kiều có tính mát, lợi tiểu, giải nhiệt tốt, dùng cho các trường hợp gan hư, gan yếu sẽ làm rất tốt. Đặc biệt, khi gan độc, không thể thải độc, gan sẽ tự động thải qua da, gây mụn, da bị xấu đi. Dùng liên kiều giúp qua trình thải độc, thanh lọc cơ thể được trơn tru, dễ dàng hơn.
xem thêm: Cây an xoa - thần dược trị bệnh gan
Liên kiều trị u nhọt
Dùng liên kiều giúp ngăn ngừa các ổ viêm nhiễm do mụn nhọt gây ra. Làm lành các vết viêm nhiễm trên da nhanh chóng, đồng thời diệt vi khuẩn trong các nốt u nhọt, ngăn không cho các nốt u nhọt này nổi nhiều hơn.
Xem thêm: Dền gai chữa sỏi thận
Liên kiều chữa bệnh mắt
Các y bác sĩ y dược đã chỉ ra, trong liên kiều có thành phần giúp điều trị xuất huyết võng mạc, gây giảm thị lực. Dùng nước sắc từ liên kiều sẽ chữa khỏi bệnh này rất tốt.
Liên kiều chữa bệnh thận
Nước sắc liên kiều giúp làm giảm protein, viêm thận, cấp hây tiêu phù, ảnh hưởng tới quá trình lọc thận. Dùng nước sắc từ liên kiều sẽ giúp điều trị bệnh rất là tốt.
Xem thêm: Dây tơ hồng là gì? Tìm hiểu về tác dụng là thuốc chữa bệnh thận tuyệt vời
Sử dụng liên kiều trong đời sống
Bên cạnh những tác dụng chính từ liên kiều, người ta còn sử dụng thuốc với những tác dụng đặc biệt khác như:
Liên kiều trị lao hạch
Liên kiều, hùng thử phân, bồ công anh, xuyên bối mẫu, mỗi loại lấy khoảng 10g, đem sắc nước uống trị bệnh.
Liên kiều trị ốm mới phát, sốt
Dùng liên kiều khoảng 30g, khổ cát cái, bạc hà, mỗi loại 20gam, cam thảo 10g, trúc diệp 10g kinh giới tuệ, đậm đậu xị, ngưu bàng tử mỗi loại 20gam. Đem tán nhỏ thành dạng bột. Chia ra mỗi lần uống khoảng 20g, cùng nước sắc vi căn tươi.
Liên kiều trị sốt ở trẻ nhỏ
Lấy mỗi loại sau khoảng 10g: liên kiều, phòng phong, chích thảo, sơn chi tử,… Đem tán thành bột, mỗi liều dùng khoảng 1 viên nhỏ, cùng với 1 chén nước. Sắc khi còn đến lưng nước thì dùng. Uống khi còn ấm.
Liên kiều trị lao hạch loa lịch
Dùng liên kiều, hạ khô thảo và huyền sâm, mỗi loại dùng khoảng 10g, mẫu lệ 25g. Sắc với với nước uống. Ngày chia làm 2 lần uống, dùng khi khỏi bệnh thì thôi.
Liên kiều trị mụn nhọt
Dùng mỗi loại khoảng 12gam, bao gồm: liên kiều, bồ công anh, dã cúc, phan tả diệp (lá tiêm diệp) sau đó đem sắc chung với một chút nước uống.
Liên kiều trị ban xuất huyết, giảm tiểu cầu
Liên kiều dùng khoảng 20gam. Sắc với khoảng nửa lít nước, để còn 1 nửa còn lại, rồi uống. Uống trong ngày, chia đều khi uống.
Lưu ý khi sử dụng liên kiều
Liên kiều có tính mát, nhưng thực tế không phải thuốc bổ, nếu u nhọt đã vỡ ra, thì không nên dùng, vì liên kiều sẽ khó làm lành các vết thương hơn. Cơ thể bị nóng trong do dùng thuốc thì cũng không nên dùng liên kiều, vì khi cơ thể nóng có thể do tác dụng phụ của thuốc.
Đi phân lỏng nên cẩn thận khi dùng.
Tiêu chảy, nóng dẫn đến tiêu chảy không nên dùng.
Một số câu hỏi thường gặp về liên kiều?
Vị của liên kiều?
Liên kiều có vị đắng, tính hàn, hơi chua chua, đắng đắng nhưng vào tớt cổ họng lại ngọt, rất dễ ăn. Liên kiều không có độc, an toàn với người sử dụng.
Liên kiều có dùng cho bà bầu được không?
Tùy vào trường hợp bệnh, sẽ sử dụng liên kiều với liều nước khác nhau. Ví dụ nếu bà bầu bị mụn , u nhọt, thì nên dùng với liều lượng nhỏ, hoặc dùng theo ý kiến của bác sĩ.
Liên kiều dùng cho trẻ nhỏ được không?
Liên kiều an toàn, không độc nên dùng cho trẻ nhỏ được. Đặc biệt, dùng liên kiều để chữa chứng sốt, cảm không lạnh ở trẻ nhỏ rất tốt. Tuy nhiên nếu với trẻ sơ sinh, thì nên thận trọng sử dụng.
Liên kiều và kim ngân hoa?
Liên kiều và kim ngân hao đều có tác dụng giúp giải độc, tiêu độc, nhưng kim ngân hoa giúp làm tan huyết độc, còn với liên kiều có tác dụng tốt hơn đó làm đào thải chất độc ra ngoài.
Liên kiều khi đem kết hợp với kim ngân hoa thì sẽ cho nhiều hiệu lực tốt hơn. Liên kiều sẽ giúp cơ thể thẩm thấu nhiệt tốt hơn, đào thải chất độc nhanh ra khỏi cơ thể. Kim ngân hoa có mùi thơm, nên thường thiên về đảo thải dạng từ miệng mũi ra ngoài, hoặc làm tan.
Địa chỉ mua hàng liên kiều
Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán liên kiều nhưng giá thành và chất lượng không được đảm bảo. Nhà thuốc An Quốc Thái là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm thảo dược, vị thuốc uy tín, chất lượng, đem lại hiệu quả cao nhất dành cho khách hàng. Hiện tại nhà thuốc có bán liên kiều dạng khô.
Số điện thoại: 0902743250.
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh.
Website: https://caythuoc.vn/