Cây bạc hà là một loại cây ngắn ngày, lá có mùi thơm đễ chịu và nó còn có tác dụng giúp trị lở ngứa, bệnh cảm cúm, mắt đỏ, đau đầu. Ngoài ra, nó còn là nguồn nguyên liệu của nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mứt, kem đánh răng, nước uống, đồ ăn,…
Vậy cây bạc hà có tác dụng gì? Còn gọi là cây gì? Mua ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cây bạc hà nhé.
Cây bạc hà còn gọi là cây gì?
Khi nói tới vị thuốc bạc hà có thể có rất nhiều người biết về nó. Bạc hà còn có một rất nhiều tên gọi khác nhau như bạc đài, anh sinh, kê tô, đông đô, liên tiên thảo, nam bạc hà, bạc hà than và còn rất nhiều tên gọi khác nữa. Thuộc họ hoa môi, có tên khoa học Mentha Arvensis Lin.
Cây bạc hà
Hình ảnh cây bạc hà
Cây bạc hà là cây thuộc loại sống lâu năm, thân cây mềm, mọc thẳng đứng, có chiều cao của cây tầm 35-45 cm. Lá mọc đối nhau có dạng hình bầu dục, hình hơi tròn trứng, trên lá có các răng cưa, có cuống lá nhưng ngắn.
Hình ảnh hoa bạc hà thì có màu hồng hay tím, khá nhỏ khi mọc tạo thành vòng có dáng hình trụ trên mỗi cành ra hoa vào tháng 8 đến cuối tháng 10, quả thì có hạt, còn các bộ phận có trên mặt đất thì đều có lông, cây có lông bảo vệ và lông bài tiết.
Hình ảnh cây bạc hà tươi
Thu hái và bào chế rau bạc hà
- Bạc hà thì có khá nhiều loại, nhưng khi sử dụng chữa bệnh dùng hai loại bạc hà Việt Nam và bạc hà Châu Âu hay bạc hà cay.
- Khi thu hoạch thì vào tháng đã ra hoa và lây đen phơi khô trong bóng râm. Khi dùng thì có thể dùng các phần có trên bề mặt đất.
- Rau bạc hà có vị cay the, tính mát.
Cây bạc hà có tác dụng gì?
Cây bạc hà là loại cây được biết đến nhiều trong chữa bệnh phát độc hãn, thông lợi quan tiết, trị âm dương độc, trẻ em sốt cao co giật, thông khớp, thanh nhiệt hóa đờm,… dưới đây là một số cách dùng giúp ích cho bạn.
Hình ảnh cây bạc hà khô
Cây bạc hà có tác dụng khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng
Do nó có hơi cay và mùi thơm dễ chịu nên xông vào nhà sẽ giúp xua đuổi côn trùng ra khỏi nhanh chóng và làm dịu căn nhà bởi mùi thơm vốn có. Ở các vùng quê, người ta thường trồng cây bạc hà để hạn chế rắn đến gần và các loại côn trùng khác.
Lá cây bạc hà có tác dụng giúp trị hôi miệng
Những lý do khiến bạn thiếu đi sự tự tin, lười giao tiếp có thể kể đến đó là chứng hôi miệng. Hãy sử dụng lá cây bạc hà tươi nhai trực tiếp hoặc uống trà bạc hà để mang đến hơi thở thơm mát, giảm đi mùi hôi khó chịu.
Hiện nay, có rất nhiều loại kem bạc hà, nước súc miệng, hoặc kẹo bạc hà được sử dụng phổ biến rộng rãi.
Cây bạc hà có tác dụng giúp thư giãn, chống trầm cảm
Trong tinh dầu thảo dược có chứa một số chất giúp thư giãn tinh thần, tạo kích thích cho các giác quan. Sử dụng chúng để xông và uống trước khi ngủ sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần, có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cây bạc hà có tác dụng hạn chế đau cơ
Dược liệu giúp giảm các cơn đau co thắt rất mạnh mẽ. Xoa dầu lá bạc hà lên các vùng bị đau nhức sẽ làm xoa dịu cơn đau và nới lỏng cơ bắp. Sau một thời gian thì các tình trạng đau cơ sẽ không còn.
Lá cây bạc hà có tác dụng giúp chống buồn nôn
Rất nhiều người xảy ra tình trạng say xe, say máy bay, say tàu ngầm,… Hãy thưởng thức ngay ly trà lá cây bạc hà nóng giúp tình trạng buồn nôn không còn.
Hoặc có thể dùng tinh dầu từ nó nhỏ vào khăn tay dùng để hít khi đang di chuyển để giúp giảm mệt mỏi, không buồn nôn, tinh thần thư giãn.
Tác dụng cây bạc hà trị viêm xoang, hen suyễn
Chất rosmarinic axit chống viêm có trong thành phần của nó giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về hô hấp rất hiệu quả. Dùng tinh dầu hoặc lá thảo dược tươi sẽ trị viêm mũi, phòng ngừa nhiễm trùng và tắc nghẽn. Ngoài ra còn điều trị hen phế quản, nhiễm trùng nấm.
Tác dụng cây bạc hà trị mụn, sẹo, thâm, se khít lỗ chân lông
Hình ảnh lá bạc hà khô
Dùng một ít lá thảo dược tươi đem rửa thật sạch và để ráo nước. Giã nát rồi sau đó đắp lên vùng có mụn, sẹo, thâm. Sử dụng trong khoảng thời gian dài sẽ làm mờ đi các vết thâm, giảm đi sự lây lan của mụn, da trở nên sáng đẹp. Hoặc dùng lá giã nát pha thêm với mật ong đắp lên da sẽ giúp se khít lỗ chân lông.
Tác dụng của cây bạc hà chữa tiêu chảy
Sử dụng cây tươi cho vào ly nước nóng ngâm trong 5 phút rồi uống sẽ giúp tình trạng tiêu chảy giảm hẳn. Bên cạnh đó vị thơm nồng của của nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phòng ngừa khó tiêu và hạn chế đau bao tử.
Tác dụng của cây bạc hà điều trị nôn mửa, ăn không tiêu
Uống từ 4 đến 8 giọt tinh dầu thảo dược sau đó tráng miệng lại bằng nước. Hoặc dùng 5ml tinh dầu, 5 gram lá bạc hà khô pha với 100ml rượu nặng, nhỏ 1 ít hỗn hợp vào nước ấm rồi uống. Mỗi ngày sử dụng 2 đến 3 lần trong những lúc bị đầy bụng, nếu không có thì không dùng.
Tác dụng của cây bạc hà trị chảy máu cam
Sử dụng tinh dầu bạc hà pha vào với nước, dùng bông gòn thấm hỗn hợp và nhét vào lỗ mùi để từ 5 đến 10 phút. Tình trạng chảy máu cam sẽ ngừng lại ngay lập tức, giúp các chức năng của hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
Tác dụng của cây bạc hà trị ho, cảm mạo, tăng cường hệ miễn dịch
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: rau bạc hà khô, hành hoa, kinh giới mỗi thứ 6 gram, phòng phong 5 gram, bạch chỉ 4 gram. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi để ráo nước sau đó hãm với nước sôi, 15 đến 20 phút là sử dụng được. Uống trong khi nước uống vẫn còn nóng, sử dụng xong đắp chăn và nghỉ ngơi.
Công dụng của cây bạc hà chữa mụn nhọt, lao hạch
Lấy 1 nắm to từ 20 đến 30 gram cây bạc hà ngâm với 200ml rượu nguyên chất trong vòng 1 đêm. Sau đó lấy ra phơi khô và tương tự tiếp 3 đêm, sấy khô, 10 trái tạo giáp bỏ vỏ đen, tấm dấm nướng vàng.
Đem tất cả tán thành bột và hoàn thành viên bằng hạt ngô đồng, sử dụng 20 viên trước mỗi bữa ăn, trẻ em thì dùng 10 viên.
Công dụng của cây bạc hà trị đầu đau, mắt đỏ, họng đau sưng
Bạc hà, cát cánh, kinh giới, phòng phong, cam thảo, cương cầm, sau đó nấu với nước sắc thành thuốc uống.
Các bạn có thể tham khảo thêm các cánh tại đây.
Công dụng của cây bạc hà trị đau răng
Dùng các nguyên liệu sau: Bạc hà, hoa cúc, tàn ong, bạch chỉ, hoa tiêu. Đem tất cả các nguyên liệu sắc nước thuốc uống.
Xem thêm: Hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc trị đau răng.
Cây bạc hà nấu canh chua
Công dụng của cây bạc hà nấu canh chua
Củ bạc hà (phần thân xốp) được sử dụng phổ biến rất nhiều món ăn, nhưng đa số dùng để nấu canh chua là món ăn được nhiều người yêu mến nhất. Trước khi sử dụng thì cần sơ chế nguyên liệu này như sau:
- Rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn, bùn đất, bỏ phần xơ bên ngoài giống như tước vỏ thân chuối. Rồi dùng dao cắt bỏ phần màu xanh nhạt, cong ở bên trong.
- Cắt thành từng khúc theo miếng vừa ăn. Nên thái dọc để nguyên liệu được xốp và nhiều nước và dễ ngấm gia vị khi nấu.
- Nên ngâm nguyên liệu với nước muối để loại bỏ chất độc. Ngâm 2 lần trở lên giúp bạn khi sử dụng sẽ không bị ngứa.
Cùng tham khảo cách nấu canh chua sau đây:
Canh chua bạc hà chay
Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 1 thìa dầu ăn, 1 nhánh boa rô, 1/4 quả dứa, 1 quả me tươi, 2 miếng đậu hũ, 10 quả đậu bắp, 5 gram muối, 3 gram hạt nêm, ớt hiểm, thì là, rau răm.
- Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch và cắt lát, me dằm thành nước cốt.
- Phi thơm boa rô rồi cho cà chua xào chín, sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và đun sôi.
- Khi sôi lên thì cho bạc hà vào 1 phút và tắt bếp nêm nếm vừa miệng và cho rau thơm, ớt vào thưởng thức.
Canh chua cá lóc bạc hà
Nguyên liệu: 50 gram me, 50 gram bạc hà, 1/8 trái thơm, 50 gram giá, 2 khứa cá lóc, 1 trái cà chua, 5 trái đậu bắp, 1 củ tỏi, rau om, ớt.
Cách nấu như sau:
- Me dầm nước sôi, cà chua cắt múi cau, đậu bắp cắt lát xéo.
- Tỏi băm nhuyễn phi thơm rồi vớt ra.
- Tiếp tục cho tỏi khác vào phi thơm cho và cà chua nước me, cá vào đun sôi với nước đến khi sôi nêm nếm vừa miệng và cho đậu bắp với bạc hà vào sau đó tắt bếp.
- Khi ăn cho giá vào tô và múc nước canh, rắc rau thơm và tỏi phi vào.
Cách dùng cây bạc hà
Đây là vị thuốc dùng làm thực phẩm bổ dưỡng mang lại rất nhiều tác dụng hiệu quả, nhưng bên cạnh đó sẽ có những mặt hạn chế, cần phải lưu ý một số cách dùng cây bạc hà như sau:
- Chỉ dùng tối đa 0,4ml/ngày, nếu quá liều lượng sẽ gây nhức đầu, chóng mặt. Nặng hơn có thể dẫn đến say sẩm.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng tinh dầu bạc hà, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp do hệ hô hấp ở trẻ còn yếu.
- Trường hợp bị trào ngược axit dạ dày không nên sử dụng vì nó có tính làm dịu các cơ dạ dày, sẽ khiến axit trào ngược lên thực quản và làm bệnh tình ngày càng nặng hơn.
- Những người dị ứng thành phần hóa học của chúng thường nổi mụn nước trong miệng và lỗ mũi.
- Gây tương tác với một số thuốc kháng axit, cyclos porine.
- Ngoài ra, thảo dược còn có thể làm chậm nhịp tim đối với những người tiền sử bệnh tim.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cân nhắc khi sử dụng.
Cách sử dụng cây bạc hà làm thuốc xông cảm
Để sử dụng cây bạc hà làm thuốc xông cảm, bạn có thể kết hợp nó với: 20g mỗi vị kinh giới, trần bì, vỏ bưởi, hoắc hương. Tất cả đem nấu nước xông. Sau đó trùm mền lại, xông toàn thân với nồi nước này, đưa mặt lại gần để tận dụng tinh dầu từ các thảo dược vì các cơ quan như tai, mắt, mũi là quan trọng nhất.
Khi xông nên cởi bỏ quần áo ngoài để vã mồ hôi tốt hơn. Xong xuôi, lấy khăn lau mồ hôi cho thật kỹ rồi nằm nghỉ, tránh đi tắm ngay. Thực hiện xông mỗi ngày 2 lần vào mỗi sáng và chiều giúp giải cảm rất tốt.
Cách sử dụng lá cây bạc hà trị ho
Lá bạc hà rất nổi tiếng với công dụng trị ho, trong dân gian, chưa có lá thảo dược nào vượt qua được nó về khoản này. Mặt khác, tinh dầu bạc hà còn còn được chiết xuất để giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp rất hay. Có nhiều cách trị ho từ lá bạc hà, sau đây là 2 phương pháp phổ biến nhất:
Cách sử dụng lá bạc hà tươi trị ho
Cách này rất đơn giản, chỉ cần hái một nắm lá tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày. Hoặc lấy lá tươi giã hơi nát, chỉ cần giã nhẹ tay, sau đó mang hãm với nước nóng giống như pha trà. Chia làm nhiều phần nhỏ uống trong ngày.
Cách sử dụng lá bạc hà và mật ong chữa ho
Lấy lá tươi hay khô đều được, giã nát, để vào bát, cho thêm mật ong vào, trộng đều rồi đem chưng cách thủy. Sau đó lấy ra ăn, mỗi ngày chia ra ăn 3 lần nhỏ.
Phương pháp này để trị ho kèm theo đau rát cổ họng, mất tiếng rất hay, đây là bài thuốc rất phổ biến và cực kỳ hiệu quả trong nhân dân.
Cây bạc hà mua ở đâu?
Bạn có thể mua bạc hà khô tại các nhà thuốc nam hay nhà thuốc Đông Y, nhưng khi mua thì bạn nên tìm hiểu về chất lượng và giá mua cây bạc hà khô khoảng 150.000 đồng/kg. Bạn cũng có thể mua trên mạng hay online.
Nếu chưa biết cây bạc hà mua ở đâu chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ đặt mua sản phẩm qua hotline: 0926456456.
Website: https://caythuoc.vn/
Hoặc mua trực tiếp tại: 62/1/28 Trương Công Định , P. 14, Q.Tân Bình để được tư vấn và mua hàng chất lượng, có thể mua một số loại thuốc Đông Y khác.