Lá atiso có nhiều tác dụng chữa bệnh quý giá, lá atiso khô nấu nước uống có công dụng trị mụn, thanh nhiệt, mát gan. Vậy nó là thảo dược gì? Nên mua ở đâu?
Lá atiso là lá của cây atiso có tác dụng chống oxy hóa cao, hỗ trợ tim mạch, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu, điều trị bệnh phù nề, thấp khớp. Bên cạnh đó còn giúp giải rượu và an thai rất tốt, được sử dụng rộng rãi cả trong nước và trên thế giới.
Để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của lá atiso, Thảo dược An Quốc Thái mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Đặc điểm lá atiso
Tên thường gọi là: Ác-ti-sô, có nguồn gốc từ Châu Âu.
Tên khoa học là: Cynara scolymus.
Atiso là loài cây được di thực vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Cây có nguồn gốc ở Châu Âu, bắt nguồn từ các nước La Mã Cổ, Hy lạp.
Cây có chiều cao từ 0,8m cho đến lên tới 2m. Thuộc cây thân thảo, mọc thẳng đứng, chia thành nhiều khía, phía bên ngoài bao bọc bởi một lớp lông màu trắng.
Lá cây atiso có màu xanh đậm, phiến dài và rãnh sâu, có gai, mọc so le, có khi dài đến 1,2m, rộng đến 50cm.
Nụ hoa có màu xanh tím hoặc tím lơ, mọc ở đầu ngọn cây, hình búp sen, từng lớp cánh hoa xếp chặt thành búp nhìn như rau bắp cải, đây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng và hay lấy làm rau ăn.
Bộ phận được ưa dùng nhất chính là hoa atiso, khi nở có màu tím, trông rất đặc biệt, người ta thường ăn phần nụ hoa khi chưa nở, còn khi đã nở thì ít được sử dụng.
Lá atiso tươi
Bộ phận dùng
Các bộ phận cây Atiso đều được dùng làm rau và dược liệu. Đọt, thân và lá non được dùng làm rau ăn được sử dụng phổ biến ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, lá còn được dùng để nấu thành cao atiso (hay còn gọi là cao lá atiso) bán rộng rãi trên thị trường.
Nơi phân bố cây atiso
Cây Atiso được trồng đầu tiên ở Nepal và được trồng nhiều ở các nước Châu Âu như Pháp, Hà Lan, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha,...
Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa, Vĩnh Phúc. Thường gieo hạt từ tháng 10 - 12, đến tháng 1 - 3 đã có thể thu hoạch được.
Người ta thường chỉ thu hoạch lúc nụ hoa chưa nở để giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất từ hoa và lá của cây atiso.
Thành phần của lá atiso
Lá atiso chứa nhiều các acid hữu cơ như acid Alcol, acid Phenol, và acid Succinic cùng hợp chất Flavonoid là dẫn chất của Luteolin, bao gồm Cynarozid.
Ngoài ra, còn chứa các hoạt chất: Chlorogenic, Polyphenol. Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin.
Hợp chất Sesquiterpen lacton bao gồm: Dehydro Cynaropicrin, Cynaropicrin, Grossheim, Cinatrol. Cùng với các khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, Fe,...
Axit chlorogenic trong lá còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm, giảm chất cholesterol trong máu, tăng cường sản xuất mật, và kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Lá atiso đỏ
Thu hái, chế biến dược liệu
Lá atiso được thu hái vào năm thứ nhất trong thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa nở. Khi cây nở hoa thì hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất trong lá sẽ bị giảm đáng kể nên người ta thường thu hái lá trước khi ra hoa.
Bên cạnh đó, ở Đà Lạt, người dân thường thu hái lá Atiso vào trước tết âm lịch khoảng từ tháng 1 đến tháng 2.
Cách chế biến: Sau khi hái lá về ta rửa sạch, lá được đem đi sấy khô hoặc phơi khô. Dùng để sử dụng lâu dài. Có thể sắc nước hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan, thận viêm cấp và mãn tính hoặc sưng xương khớp,...
Ngoài ra, lá atiso còn được hái để sử dụng làm rau, có thể chế biến thành các món ăn như xào hoặc nấu.
Lá atisô khô
Công dụng của lá atiso là gì?
Không nhiều người biết tác dụng của lá atiso. Tuy nhiên, đây là loại có rất nhiều công dụng hữu ích trong Đông Y. Vậy tác dụng của dược liệu này là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Công dụng của lá atiso bảo vệ gan và túi mật
Theo một nghiên cứu khoa học người Pháp năm 1900 cho biết, chất cynarin có trong lá atiso có tác dụng kích thích gan, túi mật, giúp ổn định cholesterol.
Ngoài ra, trong thành phần của các loại thuốc tăng cường chức năng gan truyền thống thường được sử dụng các thành phần của lá atiso.
Công dụng của lá atisô giúp ổn định chức năng tiêu hóa
Lá atiso là loại dược liệu chứa nhiều chất xơ giúp giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe rất tốt được người Hy lạp và La Mã cổ đại sử dụng. Vào thời gian đó, atiso thuộc loại dược liệu quý hiếm nên thường chỉ dành cho những giới thượng lưu sử dụng.
Ngoài ra, lá atiso còn là loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng tăng cường sản xuất và bài tiết dịch vị có trong dạ dày, mật và giúp tiêu hóa dễ dàng.
Lá atiso có tác dụng giúp phòng ngừa ung thư
Lá atiso chứa thành phần có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ và chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm và ngưng quá trình phát triển của các tế bào ung thư, phòng tránh và ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Nhờ các chất như: Polyphenol, Quercetin, rutin và vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư vú rất tốt.
Lá atiso có tác dụng giảm huyết áp
Theo nghiên cứu, lá atiso chứa hợp chất Kali giúp co giãn mạch máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tĩnh mạch vành.
Người bệnh nên uống trà atiso nấu từ lá khô mỗi ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện, các triệu chứng cao huyết áp như đau đầu, xay xẩm, hồi hộp,... cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Lá atisô khô phòng tránh nhồi máu cơ tim
Lá atiso chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt cho tim mạch,làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn chặn các tình trạng huyết áp tăng cao dẫn đến đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn mạch máu,... Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá atiso để giúp cho tim mạch khỏe mạnh.
Lá atisô tăng cường canxi, chắc khỏe xương
Vấn đề đau cứng xương khớp ở người già luôn là vấn đề nan giải. Bạn có thể sử dụng lá atiso để điều trị loại bệnh này nhờ các vitamin và khoáng chất có trong atiso như Canxi, Magie, Mangan, Photpho.
Đây là chất giúp xương chắc khỏe, giảm các nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp tuổi già rất tốt.
Lá atiso có ích cho chức năng não bộ, tăng cường sức đề kháng
Lá atiso có tác dụng đưa oxy vào lưu thông máu tốt, giúp tăng cường nhận thức. Ngoài ra, chất Photpho là một khoáng chất thiết yếu trong lá atiso có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ rất tốt.
Mỗi ngày uống một ly nước lá atiso sẽ giúp bạn có cơ thể tăng cường sức đề kháng và chức năng của hệ miễn dịch. Đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa, giúp da luôn khỏe mạnh và trắng sáng rạng ngời.
Tác dụng của lá atiso giúp tỉnh rượu
Ngoài các tác dụng tốt cho gan và tim mạch, ngoài ra thảo dược này còn giúp các đấng mày râu giải rượu rất tốt. Nếu cho người đang say bia rượu uống nước lá atiso hoặc nhai lá sẽ làm dịu đi cơn say, cảm giác đau đầu, khó chịu khi say.
Tác dụng của lá atisô giúp an thai
Lá atiso còn giúp cho phụ nữ mang thai có được thai nhi khỏe mạnh, phát triển ổn định và bình thường, giúp tăng chức năng của hệ thần kinh đối với trẻ nhỏ rất tốt.
Tác dụng của lá atisô giúp an thai
Lá atiso giúp cho quá trình bài tiết dịch vị dạ dày diễn ra tốt, hỗ trợ người bệnh khó tiêu, căng thẳng, khó chịu và đầy hơi trong dạ dày.
Hơn nữa, đối với người bệnh tiêu chảy chất xơ có khả năng hấp thụ chất lỏng dư thừa, giúp quá trình đào thải được diễn ra một cách tốt nhất.
Cách nấu lá atiso khô
Nguyên liệu: 20 - 30g Lá atiso khô.
Hãm bằng nước sôi: Bạn pha vào bình trà với nước sôi, trong khoảng 5 - 7 phút, có thể hãm 1-2 lần/1 ngày.
Nếu bạn sử dụng bình giữ nhiệt thì hãm 1 lần.
Lá atiso có ăn được không?
Lá cây atisô có vị hơi đắng, có công dụng lợi tiểu, dùng để trị bệnh phù thũng, không chỉ dùng làm thuốc, cụm hoa và lá đều ăn được và rất bổ dưỡng.
Người ta thường dùng lá atiso đỏ để nấu canh, hầm súp cho người mới khỏi ốm ăn giúp mát gan, bồi bổ sức khỏe. Lá atiso trắng thì phơi khô làm thuốc do dược tính chữa bệnh cao hơn.
Lá atisô nấu canh
Lá atiso dùng như thế nào là tốt nhất?
Lá atiso khô thường dùng để pha trà, uống mỗi ngày 5-10g là tốt nhất.
Phương pháp pha lá atiso theo Đông y:
Cách chế biến: Dùng 40g Lá atiso đun với 2 lít nước trong vòng 30 phút.
Sử dụng uống thay nước lọc hằng ngày sẽ mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe.
Làm thế nào để hết vị đắng trong lá atisô?
Lá atiso có chứa các thành phần chất đắng, các bạn có thể làm bớt vị cay này bằng cách trần qua nước sôi, hay trong lúc chế biến có thể sử dụng thêm đường phèn hoặc mật ong sẽ làm mất đi vị đắng rất nhiều.
Lá atiso tươi hay khô tốt hơn?
Việc sử dụng atiso khô sẽ tốt hơn rất nhiều. Bởi vì lá atiso có chứa nhựa, nhựa không chỉ không có tác dụng mà ngược lại có thể gây độc. Việc sơ chế làm khô lá atiso sẽ giúp loại bỏ đi các chất độc hại và tạp chất.
Bên cạnh đó, sản phẩm sau khi được xử lý sẽ loại bỏ đi các chất không cần thiết, giữ lại được những dưỡng chất tốt, cần thiết cho cơ thể và giúp việc bảo quản và sử dụng cũng thuận tiện hơn.
Có không ít người thường cho rằng việc chế biến bằng cách phơi khô sẽ làm mất đi các dưỡng chất cần thiết của dược liệu nhưng thực tế lại không phải vậy. Việc phơi khô dược liệu vẫn giữ nguyên dưỡng chất của các dược liệu, phần lớn việc phơi khô chỉ loại bỏ đi các tạp chất và giữ lại những hợp chất tốt nhất trong lá atiso.
Ai không nên sử dụng lá atiso?
Lá atiso rất tốt cho sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ gì nguy hiểm. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây nên sử dụng với liều lượng vừa phải, hợp lý:
- Người dư thừa sắt trong máu.
- Người đang đói bụng uống lá atiso sẽ không tốt cho dạ dày.
- Người bị dị ứng với trà atiso.
- Người hay đi tiểu đêm.
Lá atiso sấy khô
Đối tượng sử dụng
- Người bí tiểu, tiểu tiện khó, tiểu đau buốt, đái ra máu.
- Người hay nóng trong, chảy máu cam, háo nước (phiền khát).
- Người bị cảm lạnh, nóng sốt.
- Người mắc bệnh sỏi thận.
- Người bị ho hen, đau rát cổ họng.
- Bệnh nhân viêm đường tiết niệu.
- Người bình thường uống nước lá atiso cũng rất tốt cho cơ thể.
Mua lá atiso khô ở đâu?
Nếu bạn chưa tìm được nơi mua lá atiso Đà Lạt chất lượng hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline: 0926456456.
Hoặc đặt hàng ngay trên website https://caythuoc.vn/ bằng cách chọn “số lượng” rồi nhấp vào “Đặt mua”.
Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ chuyên cung cấp các vị thuốc cũng như bán lá atisô khô uy tín, nguồn gốc chuẩn 100% từ Đà Lạt, cam kết không pha trộn hàng giả, giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.
Bạn có thể mua hàng trực tiếp tại địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P.14, Q. Tân Bình, TP. HCM.
Không chỉ vậy, chỉ cần gõ “Atiso Thảo dược An Quốc Thái” trên google, bạn sẽ tìm thấy mọi sản phẩm từ atisô mà chúng tôi đang cung cấp.
Giá bán lá atiso bao nhiêu 1kg?
Hiện nay, giá bán lá atiso trên thị trường dao động từ 200.000 đồng/kg - 350.000 đồng/kg. Giá chênh lệch khác nhau tùy nơi. Giá bán rẻ nhất chỉ có tại Thảo dược An Quốc Thái.
Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái bán lá atisô giá chỉ: 120.000 đồng/kg.
Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển. Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 2 kg trong khu vực TP HCM.