Trái Phật Thủ vốn dĩ là loại trái cây tâm linh, thường dùng để thờ cúng, không chỉ dừng lại ở đó, trái phật thủ còn là nguyên liệu chế biến thực phẩm bổ dưỡng và khả năng điều trị nhiều bệnh hiệu quả nên được sử dụng rất phổ biến.
Thảo dược An Quốc Thái và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn về những công dụng cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả nhé!
Trái phật thủ
Trái phật thủ là gì?
Cây còn được gọi với nhiều tên gọi khác như phật thủ cam, phật thủ phiến,… Có tên khoa học Citrus medica L.var.sarcodatylis Swingle có tên dược liệu là Fructus citri Sarcodatylis thuộc họ nhà Cam (Rutaceae).
Trái phật thủ ăn được không?
Có rất nhiều người khi nhìn thấy loại trái này đều băn khoăn câu hỏi này và một phần cũng là do cái tên gọi tâm linh của nó. Phật thủ là một loại trái thuộc họ cam chanh.
Hoa phật thủ có mùi thơm và quả không có nước, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Vì vậy mà không ăn được, nhưng nó có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý.
Hình ảnh trái phật thủ
Cây vừa thuộc giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh vừa là cây thuốc dân gian dùng để trị nhiều loại bệnh. Là cây gỗ nhỏ, thân bụi cao từ 2 đến 4m. Cành khi già có màu xanh, lúc non có màu tím. Lá hình trứng, chóp lá tròn, gốc thuôn. Vào mùa hạ ra hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ.
Trái phật thủ có hình dáng lạ lẫm và độc đáo giống với bàn tay của đức phật, phần trước mở phân tách ra như ngón tay thuôn dài, phía sau thì giống với bàn tay.
Có màu vàng xanh hoặc màu sẫm, không có ruột bên trong và cũng không có nước. Phần lõi thì xốp vị không đắng, vì vậy có thể sử dụng cả trái và phần lõi này.
Khu vực phân bố cây phật thủ
Phật thủ có nguồn gốc từ xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Và hiện nay đang được trồng ở nhiều nơi như Tây Ninh, Nam Định, Tuyên Quang,… Cây thường ra hoa vào mùa hạ và kết trái vào mùa đông.
Khi quả chín vàng có thể tiến hành thu hoạch. Lúc trời đổ mưa hoặc có sương mù thì không nên thu hoạch vì sẽ dễ bị ẩm thối.
Phật thủ có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Khi hái quả tươi về rửa sạch và thái thành từng lát nhỏ phơi khô và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, khi để khô thì dễ bị mốc.
Thành phần hóa học của phật thủ
Các hợp chất chứa bên trong trái phật thủ bao gồm: 8,7% glucosit, 86,9% nước, 1,3% lipit, 1,2% protein, 1,1% chất xơ cùng với nhiều vitamin bổ sung khác điển hình là 0.04% vitamin C.
Bên cạnh đó, còn chứa nhiều hàm lượng khoáng chất như kẽm, canxi, magie, photpho, kali, mangan, natri,… Có hợp chất hydrat cacbon chứa nhiều loại polysaccarit và nhiều phân tử lượng khác. Ngoài ra còn chứa flavonoid, limomin, vitamin E, chất keo và một số khoáng chất khác.
Thảo dược có vị đắng, chua, cay, tính ấm dùng chữa ho và đau dạ dày rất hiệu quả bên cạnh đó giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Công dụng của quả phật thủ
Với nhiều thành phần hóa học và dưỡng chất tốt đến như vậy, thì công dụng mà vị thuốc mang lại cho sức khỏe chúng ta là vô cùng tuyệt vời, cùng tìm hiểu những công dụng của phật thủ sau đây:
- Công dụng của quả phật thủ giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
- Điều trị các chứng đầy hơi, ợ chua, nôn mửa.
- Giúp ủ giúp kích thích tiêu hóa giúp chữa các chứng ăn không tiêu.
- Có tác dụng giảm co thắt cơ trơn.
- Phật thủ giúp hạ huyết áp, điều trị đau nhức vùng ngực.
- Siro phật thủ có tác dụng trị ho rất hữu hiệu.
- Mứt phật thủ không chỉ rất ngon mà còn bổ dưỡng.
- Công dụng của quả phật thủ giúp phòng ngừa chứng rối loạn tâm thần ý thức.
Hình ảnh quả phật thủ
Tác dụng của quả phật thủ
Trái phật thủ thường được sử dụng và trưng bày trong các ngày lễ tết lớn nhằm mang lại sự may mắn. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng như bài thuốc dân gian chữa bệnh hô hấp và các bệnh liên quan đường tiêu hóa và còn là nguyên liệu chế biến một số món ăn.
Tác dụng của quả phật thủ chữa nấc, ăn vào nôn ngược ra
Dùng phần vỏ bên ngoài của thảo dược rửa sạch sau đó thái thành từng miếng nhỏ trộn cùng với đường và nhai hàng ngày nuốt luôn cả bã, mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần.
Tác dụng của quả phật thủ chữa đau bụng kinh
Sử dụng các nguyên liệu sau: 30ml rượu trắng, 8 gram đương quy, 30 gram thảo dược tươi, 6 gram rừng tươi. Đem tất cả nguyên liệu sắc với nước, và chia ra sử dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày.
Tác dụng của quả phật thủ tốt cho người bị trầm cảm
Sử dụng 30 gram thảo dược tươi ngâm cùng với 500ml rượu trắng, sau khoảng thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được, mỗi ngày dùng không quá 50ml.
Quả phật thủ có tác dụng giúp chữa giảm thị lực
Dùng 60 gram thảo dược cùng với 15 gram cốc tinh thảo đem đi sắc nước thuốc uống, khi gần đặc lọc lấy nước cho vào ấm có 3 gram chè. Ngày uống 1 ấm, sử dụng từ 5 đến 7 ngày.
Quả phật thủ có tác dụng giúp chữa đau bụng do lạnh bụng
Sử dụng 40 gram thảo dược khô cùng với 100 gram thảo dược tươi thái thành từng lát nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng để trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày sử dụng 5 đến 10ml, dùng 2 lần trong ngày.
Quả phật thủ chữa bệnh gì?
Ít ai biết rằng, phật thủ là loại trái mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời theo Đông y. Đặc biệt là đối với các bệnh lý như đau dạ dày, bệnh gan, ho, viêm họng. Vậy cụ thể trái phật thủ trị bệnh gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây!
Quả phật thủ chữa bệnh đau dạ dày
Dùng từ 4 đến 8 cùi quả khô sử dụng hãm như nước trà trong vòng 15 phút, thay nước uống hàng ngày. Hoặc có thể dùng 15 đến 20 gram thảo dược tươi, thái thành từng lát mỏng sắc cùng với nước và uống khi còn ấm, chia ra sử dụng nhiều lần trong ngày.
Xem thêm: Bao tử nhím (dạ dày nhím) chữa đau dạ dày hiệu quả.
Quả phật thủ chữa bệnh ho có đờm
Có 2 cách để dùng chữa bệnh ho có đờm. Cách 1 là nhai trực tiếp cả phần vỏ và thịt của thảo dược nuốt bã từ từ sẽ giúp tiêu tan đờm và trị ho hiệu quả.
Cách thứ 2 có thể dùng 30 gram thảo dược tươi đem đi hấp cách thủy cùng với 15 gram đường phèn trong 30 phút và chia ra dùng 2 lần trong ngày.
Quả phật thủ chữa bệnh viêm gan truyền nhiễm
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 9 gram thảo dược khô, 1 gram bại tương thảo tương ứng 1 tuổi, sắc lấy nước cho thêm miếng đường và sử dụng 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 10 ngày.
Trái phật thủ chữa bệnh viêm phế quản mãn tính
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 6 gram bán hạ chế tẩm nước gừng sao vàng, 6 gram thảo dược khô cùng với 400ml nước, sắc đến khi cạn còn 200ml nước, thêm tí đường cho dễ uống, chia ra dùng 2 lần trong ngày.
Trái phật thủ trị bệnh ho và viêm họng ở trẻ nhỏ
Sử dụng dược liệu thái thành từng lát mỏng, đem trộn với mật ong hoặc mạch nha, hấp cách thủy đến khi dược liệu nhừ. Nếu trộn mạch nha thì uống 1 lần trước khi ngủ, dùng 2 muỗng cafe, còn trộn với mật ong thì dùng 2 đến 3 lần, áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.
Trái phật thủ trị bệnh đau gan và dạ dày
Dùng 10 gram thảo dược tươi với 6 gram thanh bì đun nước sôi uống hàng ngày. Hoặc dùng 10 gram hoa thảo dược tươi, 10 gram hương phụ, 15 gram sa nhân, 5 gram ô dược, 5 gram tiêu lốp, 15 gram bạch thược và 3 gram cam thảo. Sắc với nước và sử dụng hàng ngày.
Cách sử dụng trái phật thủ
- Lấy khoảng 15 – 20gram quả phật thủ, rửa sạch.
- Hãm với 300ml rồi sử dụng thay trà hằng ngày.
Trái phật thủ có vị vừa đắng vừa ngọt, tính ấm, rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, trái phật thủ còn kết hợp với một số loại thảo dược khác làm tăng tính năng điều trị bệnh. Cụ thể:
- Điều trị đau bụng kinh: 5g gừng tươi, 5g đương quy, 25ml rượu gạo, 25g trái phật thủ tươi. Tất cả cho vào 1 lít nước đun sôi và sử dụng.
- Điều trị ho có đờm: lấy khoảng 30gram quả phật thủ, 12g đường phèn, hấp cách thủy và ăn mỗi ngày 1 lần.
- Điều trị đau bụng: phật thủ khô 10gram, 25gram gạo tẻ đã rang, sắc với 700ml rồi uống 2 – 3 lần/ngày.
Trái phật thủ có độc không?
Trái phật thủ có độc không là thắc mắc chung của rất nhiều người, vậy thật sự nó có độc không?
Bản thân phật thủ là một loại trái cây không có độc, hoàn toàn lành tính và vô hại. Tuy nhiên, một số loại dùng để chưng tết trên mâm ngũ quả thì bạn nên lưu ý. Thường những loại này đã được nhà vườn chăm sóc kỹ lưỡng, phun thuốc hóa học để trái to, màu bắt mắt chưng cho đẹp.
Do đó, sau khi hết tết, bạn không nên lấy quả này để dùng, nếu muốn sử dụng phật thủ chất lượng, nên mua loại khô thường dùng làm dược liệu tại các hiệu thuốc Đông y uy tín như Thảo dược An Quốc Thái sẽ an toàn hơn.
Đối tượng sử dụng trái phật thủ
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
- Người mắc các chứng đầy hơi, ợ chua, nôn mửa.
- Người bị huyết áp cao, đau nhức vùng ngực.
- Người bị ho hen, ho có đờm.
- Người bị rối loạn tâm thần ý thức.
- Ngoài ra, trái phật thủ còn được chế biến thành mứt, thành các món ăn bổ dưỡng mà ai cũng có thể sử dụng.
Tìm hiểu thêm về Chè Dây, Tinh Bột Nghệ, Lá Khôi Tía có tác dụng điều trị đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng trái phật thủ
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà thảo dược này mang lại thì cần phải hết sức lưu ý những điều sau trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không muốn và trục trặc rủi ro khác xảy ra.
- Cây thường được chưng trong các ngày lễ tết quan trọng và dùng hóa chất giữ cho quả chín được lâu do đó mà không nên mua cây không rõ nguồn gốc, nên mua ở những nơi người quen hoặc người thân trồng hoặc lựa chọn những nơi uy tín, cửa hàng lớn.
- Những trái phật thủ khi trưng ở trên bàn thờ để quá lâu thì không sử dụng vì trái sẽ bị thối.
- Trước khi sử dụng thảo dược thì rửa sạch và ngâm cùng dung dịch nước muối hoặc nước muối pha loãng.
- Trường hợp bị nhiệt, âm hư thì không nên sử dụng.
Mua trái phật thủ ở đâu?
Caythuoc.vn là địa chỉ bán Trái Phật Thủ lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều khách hàng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay.
Sản phẩm Trái Phật Thủ tại Caythuoc.vn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán Trai Phat Thu uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại tp.HCM với mỗi đơn hàng từ 2 kg trở lên.
Liên hệ đặt hàng: 0902 743 250 (Mobi) - 0961 744 414 (Viettel).
Website: https://caythuoc.vn/
Giá bán Trái Phật Thủ: 120.000 đồng/kg.
Giá bán trái phật thủ chưa bao gồm phí vận chuyển.
Xem thêm: Hạt quýt: tác dụng, cách dùng, địa chỉ mua bán tốt.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook bạn nhé!