Cây cơm rượu hay còn được gọi là cây bưởi bung. Là một loài cây thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe đặc biệt như diệt khuẩn, chống tiêu chảy, hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh,…
Vậy loài cây này là cây gì? Có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng caythuoc.vn tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây nhé!
Cây cơm rượu
Cây cơm rượu hay còn được gọi là cây bưởi bung, cát bối, thuộc họ Cam, chi Cơm rượu. Cây có tên khoa học là Glycosmis pentaphylla. Đây là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.
Dược liệu có tính ấm, vị cay, hơi ngọt. Có công dụng trị nhiều loại bệnh như vàng da, ứ huyết, tê thấp, mụn nhọt,...
Cây thuộc dạng thân nhỏ mọc thành bụi, chiều cao từ 4 -5 m. Cành cây có màu lục pha tím đỏ. Lá cây dạng hình chét dày, không có lông tơ, thường dài khoảng 10-20cm.
Trên mỗi cành thường có từ 2- 7 lá chét hình mác thuôn, mọc hơi so le, không mọc dạng đối xứng. Mép lá hơi có răng cưa nhỏ, hần gốc hơi tròn, phần đầu nhọt. Mặt trên lá có màu xanh nhẵn, mặt dưới lá màu hơi vàng nhạt.
Hoa của cây mọc thành những chùm ở phần đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng, lá hình đài có khoảng 5 đài, dạng hình tròn ngắn. phần cánh hoa hơi thuông nhẵn.
Trái cơm rượu rất mọng. Có hình cầu, xanh khi non, khi chín quả có màu hồng trong suốt, ăn được. Hoa ra vào tầm từ tháng 10 đến 11, quả ra sau đó.
Hình ảnh cây cơm rượu
Phần cành, lá và rễ cây của cây cơm rượu được sử dụng là nguyên liệu thuốc. Phần quả có thể ăn.
Chuyện xưa kể lại, có một gia đình đông con, gặp năm thất bát, hạn hán thiên tai triền miên, cuộc sống của gia đình này rất khó khăn. Họ bèn trốn con vào rừng để tìm đồ ăn cho các con.
Các con ở nhà đói ăn, liên tục khóc kêu “Pung pung đói mỏ, đói lòng lắm bố mẹ ơi!". Nghe tiếng khóc, thương con, hai vợ chồng an ủi “Chớ chớ vội các con ơi, để bố mẹ phát cỏ làm nương hẵng”.
Và cứ thế theo thời gian, họ phát nương, nhặt cỏ, tra hạt, làm nương. Rồi đến khi thu hoạch mẻ gạo đầu tiên vừa giã xong. Họ đồ ngay một chõ, nắm tường nắm chạy về cho con ăn. Nhưng về không thấy con đâu nữa, chỉ nghe thấy tiếng trong rừng vọng ra “Pung pung đói mỏi, đói lòng lắm bố mẹ ơi!".
Họ chạy theo tiếng gọi, bê nồi cơm vừa kêu các con về ăn cơm. Tiếng gọi vừa dứt, ở đâu một đàn chim bay xuống đậu quanh khu rừng hót vang “Pung pung pung pung, chúng con ăn quả ăn sấu đã quen, cơm xôi xin nhường phần bố mẹ, nằm cành sấu me đã ấm êm, con không về nhà được nữa rồi”.
Đến lúc này, vợ chồng mới biết con mình vì đói, vào rừng tìm cái ăn nên đã hóa chim. Lòng đau xót vô cùng. Thương con, đói, mệt, kiệt sức, vợ chồng gục vào bung cơm mà chết đi.
Thấy bố mẹ chết thảm, đàn chim kêu vang trời, dùng nắm cơm còn lại đắp mồ cho cha mẹ. Về sau, chỗ ấy mọc lên một cây lạ, củ bột trắng, thơm dẻo như cơm. Người ta gọi là củ mài. Các hạt cơm vung vãi xung quanh mọc lên một loài cây lạ, có quả màu hồng căng mọng. Người ta gọi là cây cơm rượu. Đây chính là 2 loại củ, quả cứu đói cho nhiều người.
Cây cơm rượu thường mọc ở các khu rừng nhiệt đới, như các vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc,… Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi, từng vùng đồng bằng, đến núi cao, được trồng để lấy quả ăn, phần thân và rễ cây dùng làm thuốc.
Cây cơm rượu có vị hơi đắng, cay, tím ấm, dùng để hành ứ, hoạt huyết, tiêu sưng giảm đau rất tốt.
Dùng không quá 40g mỗi ngày.
Cây cơm rượu kết hợp các vị thuốc khác
Cây cơm rượu chứa nhiều thành phần rất tuyệt vời, lá chứa nhiều loại alcaloid, trong đó có glycosin, arborrinin, và các đồng đẳng khác. Đây là các chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống khuẩn cao.
Cây cơm rượu được biết đến là một loại thảo dược có thể chữa trị được nhiều bệnh. Sau đây là một số tác dụng chính của dược liệu kèm các bài thuốc cổ truyền hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Cây cơm rượu được biết đến từ lâu với tác dụng giúp chữa các bệnh, trường hợp khó khăn sau khi sinh như vàng da, ăn chậm tiêu, ứ huyết,…
Dùng lá cơm rượu đã được sao vàng, hãm lấy nước uống. Ngày 2 lần đảm bảo sẽ chữa trị bệnh nhanh chóng.
Dùng cây cơm rượu, rễ, lá, cành, sao qua, tán nhỏ, sắc nước uống lúc đói. Chia ngày 3 lần, mỗi lần kết hợp với một chén rượu.
Công dụng của cây cơm rượu
Cây cơm rượu có thành phần lá các axit amin giúp chống đau lưng, mỏi gối, tăng cường canxi cho cơ thể, đồng thời chống viêm gây đau mỏi khớp.
Bài thuốc: Dùng 20g rễ cây cơm rượu, 15g huyết đằng, 12g cẩu tích, 10gam rễ quýt gai cùng 12gam tỳ giải. Các nguyên liệu đều phải dạng khô. Cho vào nồi cùng nửa lít nước. Đun đến khi còn một nửa, thì chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Đảm bảo sẽ đem lại kết quả rất bất ngờ.
Bệnh tê thấp là bệnh thường xảy ra ở người già, ngươi hay vận động nhiều, gây tê bì chân tay, khó ngủ đêm,… Cây cơm rượu có thể chữa bệnh này rất tốt.
Bài thuốc như sau:
Dùng 10g cây cơm rượu, 5g kê huyết đằng, 5g cẩu tích, 10g rễ quýt gai, 5g tỳ giải. Cho sắc các vị thuốc này với nửa lít nước. Rồi chia làm 2 lần uống. Duy trì uống trong vòng 1 tuần.
Hoặc dùng bài thuốc sau:
Rễ cây cơm rượu, dây đau xương, củ khúc khắc, mỗi loại dùng 20 gam. Đun với nửa lít nước sao cho còn 1 nửa thì dùng.
Cây cơm rượu trị tê thấp
Dùng lá cơm rượu kết hợp với cây bạc hà và vỏ quýt. Cho toàn bộ các nguyên liệu vào đun, sắc với 1 lít nước. Đun sôi còn nửa lít. Chia đều 3 lần uống mỗi ngày.
Cây cơm rượu có thành phần chứa nhiều các chất giúp diệt khuẩn, chống viêm, đặc biệt là các bệnh về viêm loét dạ dày, tá tràng. Cách chữa như sau:
10g lá cơm rượu, 15g lá khôi, 10g cây dạ cẩm, 5g cam thảo dây.
Sắc uống trong ngày. Uống liên tục đến khi bệnh tình chấm dứt.
Xem thêm: Hạt bưởi với tác dụng từ tinh chất nhầy chữa đau dạ dày.
Cơm rượu kết hợp với cây tầm bóp, tinh tu cùng và lá chanh. Các nguyên liệu đem phơi khô, tán thành bột mịn, rắc trực tiếp lên vết thương sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.
Cây cơm rượu hỗ trợ điều trị tiểu đường
Tìm hiểu thêm về khổ qua rừng, hoài sơn, dây thìa canh cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Cơm rượu có tác dụng làm tan máu bầm rất tốt.
Dùng 10g rễ cây cơm rượu, 10g đinh lăng, thổ phục linh, 20 gam ngưu tất nam, 10 gam tục ngoạn, 16 gam kê huyết đằng, 10 gam ngải diệp (ngải cứu), 20 gam tô mộc, 20 gam xuyên khung cùng quế tâm, cam thảo, mai và chân cua.
Lấy mai và chân cua cho nên chảo nóng soa cho vàng, sau đó cho vào ấm đun cùng với các vị thuốc còn lại cùng 1 lít nước. Dùng 1 thang 1 ngày.
Dùng cây cơm rượu, rễ cây bướm bạc, gỗ vang, sim rừng, thiên niên kiện, mỗi loại 10g. Đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sắc với khoảng 500ml nước, cô cạn còn 200ml thì dùng để uống.
Dùng 10g rễ cây cơm rượu, 20g cây cỏ xước, còn 20g lá lốt, Tất cả đem thái nhỏ rồi sao cho vàng. Tiếp đến cho vào ấm cùng với 1 lít nước . Đun với lửa liu riu. Đun đến khi cạn còn nửa lít nước, chia đề uống 3 lần mỗi ngày.
Cơm rượu là một vị thuốc tốt, đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, được ứng dụng rộng rãi trong Đông y từ bao đời nay. Tuy nhiên, phải sử dụng đúng cách, đúng phương pháp thì mới mang lại hiệu quả tốt.
Cây cơm rượu cho quả ăn sống được, nhưng lá và rễ, thân cây thì nên sử dụng ở dạng khô. Vì cây cơm rượu khô đã được cô đặn lại những chất dinh dưỡng tốt nhất của cây. Đồng thời loại bỏ đi những tạp chất không cần thiết.
Dạng khô dễ sử dụng, dễ bảo quản. Dùng được với liều lượng nhiều, đem lại hiệu quả tốt hơn.
Trong lá cơm rượu có chất giúp đào thải huyết hư, gây tổn hại đến thai nhi. Vì thế không nên cho phụ nữ có thai sử dụng cây cơm rượu hay quả cơm rượu ăn.
caythuoc.vn là địa chỉ bán cây cơm rượu lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩm tại caythuoc.vn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Chúng tôi - Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán cay com ruou uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại TP.HCM với mỗi đơn hàng từ 02 kg trở lên.
Liên hệ đặt hàng: 0902 743 250 (Mobi) - 0961 744 414 (Viettel).
Website: https://caythuoc.vn/
Giá bán cây cơm rượu: 100.000 đ/kg.
Giá bán cây cơm rượu chưa bao gồm phí vận chuyển.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook bạn nhé.
Xem thêm: Giảo cổ lam là thảo dược gì? Tác dụng và liều dùng chữa bênh