Lá bạch đàn chính là lá cây bạch đàn, chúng chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm,... Ngoài ra, lá bạch đàn còn được dùng chữa trị một số bệnh lý về hô hấp như ho khan, nghẹt mũi, viêm họng, viêm phế quản,...
Lá bạch đàn
Lá bạch đàn là gì?
Lá Bạch Đàn vốn dĩ rất quen thuộc với mọi người, đặc biệt là người dân vùng cao. Một loại lá tưởng chừng như vô tri vô giác kia lại mang đến nhiều giá trị đối với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt trong việc điều trị các chứng bệnh về hô hấp như ho khan, ho hen, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Vì hiệu quả vượt trội mà càng ngày vị thuốc Lá Bạch Đàn còn được tin dùng rất phổ biến. Nó là thành phần chính để tạo nên các loại dầu gió mà chúng ta hay sử dụng. Phiến lá bạch đàn dài và hẹp. Rộng khoảng 1-2cm, dài từ 15-20cm. Lá khô tự rụng, lúc này, chúng không còn nhiều tinh dầu như khi còn tươi.
Hình ảnh cây bạch đàn
Cây bạch đàn hay còn được gọi là cây khuynh diệp, có tên khoa học là Aromadendron Andrews ex Steud, thuộc họ nhà cây đào kim cương. Loài cây thường được trồng để thu hoạch gỗ, chiết xuất tinh dầu và phòng chống xói mòn đất .
Hình ảnh cây bạch đàn
Cây bạch đàn là cây thân gỗ, kích thước to, vỏ mềm, khi vỏ khô thường bong tróc thành từng mảng nhỏ. Lá già của cây thường mọc so le và, phiến lá có hình liềm hẹp, rất dài, lá có màu xanh lục, cuống ngắn. Hoa có màu trắng, mọc ở nách lá.
Thành phần hóa học của lá bạch đàn
Lá bạch đàn thường chứa một lượng lớn tinh dầu giống như lá bạc hà, có mùi rất thơm và dễ chịu. Trong lượng tinh này chứa hoạt chất cineol chiếm khoảng 55% và citronelal chiếm khoảng 35%. Ngoài hai hoạt chất trên trong tinh dầu còn có một số hoạt chất khác như E.camaldulensis, E.exserta,…
Phân bố và thu hái lá bạch đàn
Theo thống kê của các nhà khoa học, cây bạch đàn có khoảng 700 loài và thường tập trung, phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Australia, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,…
Tại nước ta loài cây này thường được trồng ở khắp nơi từ trung du miền núi cho đến đồng bằng. Lá cây bạch đàn được thu hái quanh năm, khi lá còn tươi thì mới cung cấp nhiều tinh dầu.
Cách chế biến lá bạch đàn thành thuốc
Sau khi thu hái về rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
Sau đó phơi hoặc sấy khô
Đóng gói để bảo quản và sử dụng dần
Lá bạch đàn có tác dụng gì?
Ngoài việc dùng lá bạch đàn cắm hoa, trang trí,... Người ta có tận dụng chúng trong việc chữa trị một số bệnh lý thường gặp. Dưới dây là một số tác dụng của lá bạch đàn được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố rộng rãi. Theo học hiện đại lá bạch đàn có các tác dụng sau:
Lá bạch đàn có tác dụng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong lá bạch đàn có chứa một lượng lớn tinh dầu giúp bạn tiêu diệt các vi khuẩn trên những vùng mụn nhọt hoặc ghẻ ngứa.
Dùng tinh dầu bạch đàn thoa vào chỗ mụn nhọt, ghẻ ngứa hoặc côn trùng cắn sẽ không còn sưng đau, ngứa ngáy nữa. Người ta thường chiết tinh dầu này để làm dầu gió, do đó, mỗi ngày bạn cũng đang sử dụng tinh dầu bạch đàn mà không hề hay biết.
Lá cây bạch đàn
Công dụng của lá bạch đàn điều trị phong tê thấp
Theo cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học, khi cho các bệnh nhân bị phong thấp hoặc đau nhức xương khớp sử dụng một ít chiết xuất từ lá cây bạch đàn thì các cơn đau nhức đã giảm và sau vài tuần sử dụng chiết xuất này tình trạng bệnh đã được cải thiện.
Xem thêm: Rễ nhàu ngâm rượu trị nhức mỏi xương khớp.
Tác dụng của lá bạch đàn trị các bệnh về đường hô hấp
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2001, hàm lượng tinh dầu có trong lá bạch đàn có tính ấm nhưng không nóng, vì vậy rất thích hợp cho việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hàm lượng tinh đầu này rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ không gây bỏng.
Tìm hiểu thêm: Tinh dầu tràm giúp kháng khuẩn, phòng dịch bệnh.
Lá bạch đàn có tác dụng trị sốt rét
Trong lá của cây bạch đàn có chứa một lượng lớn hoạt chất citronelal giúp làm ấm cơ thể và đồng thời hoạt chất này còn giúp ta xua đuổi có các loại côn trùng khác như muỗi nguyên nhân chính của bệnh truyền nhiễm sốt rét.
Lá bạch đàn có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các thành phần hoạt chất có trong lá bạch đàn là một chất kích thích tự nhiên giúp hệ thần kinh thư giãn và làm giản cảm giác mệt mỏi của cơ thể trong công việc và đời sống hằng ngày.
Tương tự như khi xông lá nguyệt quế, tinh dầu trong lá bạch đàn cũng giúp bạn thấy thoải mái đầu óc, đó là lý do vì sao khi ngửi dầu gió, ta cảm thấy rất dễ chịu. Tuy nhiên, không nên đốt ngửi trực tiếp vì tinh dầu thô có mùi hơi hăng, tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm đã bào chế sẵn.
Lá bạch đàn có tác dụng kháng viêm, trừ mủ
Theo một nghiên cứu vào năm 2002 của các nhà khoa học, lá của cây bạch đàn có tác dụng ngăn ngừa và kháng viêm mủ của vết thương ngoài da. Đồng thời lá bạch đàn còn giúp kích thích và thúc đẩy máu lưu thông đến những vết thương giúp vết thương mau lành.
Lá bạch đàn tròn
Ngoài các tác dụng trên lá của cây bạch đàn còn có tác dụng sau: điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho khan, ho hen, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, trị viêm thận, viêm ruột do nấm candida.
Tinh dầu lá tràm còn được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nước hoa.
Lá bạch đàn chữa bệnh gì?
Dưới đây làm một số bài thuốc của lá bạch đàn trị các bệnh thường gặp mà cha ông ta đã sử dụng qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc này đã được các giới chuyên môn nghiên cứu và đảm bảo độ an toàn của bài các bài thuốc này.
Lá bạch đàn chữa bệnh ghẻ
Để làm bài thuốc trị ghẻ này bạn cần chuẩn bị khoảng 250g lá bạch đàn tươi rửa sạch, mang đi đun sôi rồi cho pha thêm một ít nước để tắm hằng ngày. Lượng tinh dầu có trong nước khi đun sôi sẽ sát trùng ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
Tham thêm: Củ khúc khắc có tác dụng chữa rôm rảy, vảy nến hiệu quả.
Lá bạch đàn trị tê bì chân tay và đau nhức xương khớp
Để làm bài thuốc này, ta cần chuẩn bị một hoặc hai lá của cây của cây bạch đàn hơ cho nóng rồi đắp vào những chỗ đau. Hoặc bạn có thể dùng tinh dầu xoa xung quanh chỗ khớp bị đau và massage nhẹ nhàng.
Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy các triệu chứng của tê bì chân tay và đau nhức xương khớp biến mất, bởi vì trong tinh dầu của cây chứa một lượng hoạt chất annins giúp giảm đau và kháng sưng.
Lá bạch đàn chữa bệnh á sừng
Để trị bệnh á sừng ta dùng một nắm lá bạch đàn đã được rửa sạch nấu chung với 3 lít nước trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Sau khi nấu xong ta cho thêm một ít muối vào và cờ cho nước nguội. Thường xuyên sử dụng bài thuốc này mỗi ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Lá bạch đàn chữa á sừng
Lá bạch đàn trị nhức mỏi cơ thể
Để làm bài thuốc trị nhức mỏi cơ thể bạn dùng từ 15 đến 20g lá bạch đàn mang đi giã nhuyễn rồi cho vào mước tắm và ngâm mình từ 10 đến 15 phút. Lượng tinh đầu có trong lá cây bạch đàn sẽ giúp các cơ khớp giãn ra mang lại cảm giác sẽ chịu cho bạn.
Lá bạch đàn trị mụn
Để làm bài thuốc trị mụn này ta dùng khoảng từ 2 đến 3 lá cây bạch đàn mang đi giã nát để lấy hàm lượng tinh dầu có trong lá cho vào bát nước nóng rồi xông mặt.
***Lưu ý: Trước khi sử dụng bài thuốc này bạn nên rữa mặt sạch sẽ để loại bỏ các tạp chất có trên da mặt.
Lá bạch đàn giải cảm
Để làm bài thuốc giải cảm bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 nắm lá cây hương nhu, một cây xả đập dập, vỏ bưởi, 1 nắm lá tre và cuối cùng là 1 nắm lá bạch dàn.
Cho tất cả tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và nấu chung với nước trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Sau khi nấu xong bạn chùm kín chăn và xông cho đến khi ra mồ hôi.
Lá bạch đàn chữa bệnh hôi nách
Để trị dứt điểm chứng hôi nách ta sử dụng một nắm lá bạch đàn đã rửa sạch mang đi giã nát rồi lọc bã lấy nước cốt rồi thoa lên nách sau mỗi lần tắm. Thực hiện liên tục mỗi ngày bạn sẽ đạt được kết quả như mình mong muốn.
Lá bạch đàn chữa bệnh ho
Để làm bài thuốc trị ho ta chuẩn bị 10 cây sả và một nắm lá bạch đàn, cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và nấu với một lượng nước vừa đủ trong 10 phút. Sau khi nấu xong bạn dùng hỗn hợp trên để xông và pha với nước tắm. Kiên trì sử dụng hằng ngày các triệu chứng ho sẽ được cải thiện.
Cách sử dụng lá bạch đàn phổ biến
- Lấy khoảng 15 – 20gram lá bạch đàn khô, rửa qua bằng nước sạch.
- Sao vàng hạ thổ.
- Đun sôi với 600ml nước, sắc cạn còn 250ml rồi sử dụng hằng ngày.
- Hoặc có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn để điều trị các bệnh ngoài da và sưng viêm.
Bạch đàn lá liễu
Một số điều lưu ý khi sử dụng lá bạch đàn
Dưới đây là một số điều lưu ý khi sử dụng các bài thuốc trên của lá bạch đàn:
- Không lạm dụng và sử dụng quá liều lượng lá bạch đàn.
- Khi sử dụng các bài thuốc trên bạn nên chọn những lá bạch đàn già tránh sử dụng lá non.
- Các chiết xuất từ lá của cây bạch đàn không uống được.
- Khi sử dụng các chiết xuất của lá bạch đàn cho trẻ nhỏ bạn nên xoa lên tay mình trước rồi mới xoa lên da trẻ.
- Có một số trẻ dễ dị ứng vì vậy bạn nên xoa lên một vùng nhỏ lên da trẻ trước.
Đối tượng sử dụng lá bạch đàn
- Người mắc các chứng bệnh đường hô hấp như ho khan, ho hen, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản,...
- Ngườị mắc các chứng bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ ngứa.
- Bệnh nhân đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
- Bệnh nhân viêm thận, viêm ruột do nấm candida.
- Bệnh nhân sốt rét.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Mua lá bạch đàn ở đâu TPHCM?
Bạn có thể mua lá bạch đàn khô tại nhà thuốc Đông Y uy tín như Nhà thuốc An Quốc Thái. Đây là địa chỉ bán lá bạch đàn chất lượng trên cả nước.
An Quốc Thái là địa chỉ bán Lá Bạch Đàn lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay.
Sản phẩm Lá Bạch Đàn tại Nhà thuốc An Quốc Thái có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Cam kết không pha trộn cây giả, cây dại khác,... Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Chúng tôi Nhà thuốc An Quốc Thái là địa chỉ bán lá bạch đàn uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại TP.HCM với mỗi đơn hàng từ 2kg trở nên.
Hiện nay giá bán của Lá Bạch Đàn dao động từ: 120.000 VNĐ/KG đến 150.000 VNĐ/KG.
Nếu bạn muốn mua lá cây bạch đàn hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
THẢO DƯỢC AN QUỐC THÁI
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Liên hệ: 0902 743 250 (Mobi) - 0961 744 414 (Viettel).
Giá bán lá bạch đàn khô: 120.000 VNĐ/KG.
Website: https://caythuoc.vn/
Giá bán này chưa bao gồm phí vận chuyển.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người