Củ gừng gió ngày càng được nhiều bệnh nhân xa gần trong cả nước tìm để điều trị bệnh xơ gan cổ trướng. Dạo qua một số trang mạng, chúng tôi thấy có rất nhiều bài viết về công dụng điều trị bách bệnh của cây gừng gió. Các trang mạng ngày đặc biệt nhấn mạnh 2 tác dụng chính của gừng gió đó là tác dụng điều trị xơ gan và tác dụng điều trị bệnh ung thư.
Vậy thông tin này liệu có chính xác hay không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về công dụng nó, mời bạn đọc ngay bây giờ!
Củ gừng gió
Mô tả hình ảnh củ gừng gió
Gừng gió còn có tên là riềng gió, giềng gió, ngải xanh hay ngãi mặt trời,... Ở nước ngoài, người ta gọi gừng gió là Zingber zerumbert sm, là một loài cây thuộc họ gừng Zinbeberaceae. Gừng gió cao khoảng 1m, là cây thân rễ dạng củ, phân nhánh.
Hình ảnh củ gừng gió tươi
Khi còn non, củ có màu vàng, có mùi thơm. Khi cây gừng gió càng già thì củ sẽ càng to, bên trong ruột màu vàng, thơm ngọt. Sau đó sẽ chuyển sang trắng và có vị đắng. Lá mọc so le nhau, không có cuống. Mặt trên trơn nhạt màu, mặt dưới có lông ở mép lá.
Hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ lên trên sau khi lá mọc. Quả gừng gió hình bầu dục, có hạt màu đen. Gừng gió ra hoa và mọc quả khoảng tháng 5-6. Tuy rằng không phải là dược liệu quý hiếm nhưng củ gừng gió rất khó tìm mua.
Khu vực phân bố củ gừng gió
Củ Gừng này đa số thường mọc hoang ở các vùng núi Tây Bắc. Tuy vậy, cũng có một số ít gia đình trồng cây thuốc này trong vườn để làm thuốc. Khi dùng gừng gió phải có sự chỉ dẫn nếu không, rất dễ nhầm với các cây ngải, nghệ đen, củ riềng, nghệ vàng, ...
Bộ phận dùng của củ gừng gió
Để làm thuốc trị bệnh người ta thường dùng củ hay lá gừng gió. Nhưng đa số người sử dụng củ gừng làm thuốc nhiều hơn. Sau khi thu hoạch rửa sạch, thái mỏng phơi khô hoặc để tươi để sử dụng.
Củ gừng gió khô
Tính vị của củ gừng gió
Theo Y học cổ truyền, củ gừng gió có vị cay và đắng, tính bình có công năng tán phong hàn, giảm đau trị ứ huyết. Còn trong Y học hiện đại thì nó có chứa rất nhiều lượng tinh dầu và chất xơ hỗ trợ điều trị các chứng u xơ gan, đại tràng,... rất tốt.
Thành phần hóa học của củ gừng gió
Trong củ gừng gió có chứa phần lớn là tinh dầu (13%), tinh dầu gồm sesquiterpen và monoterpen. Ngoài ra, còn có chất xơ, nhựa, dầu béo.
Củ gừng gió có tác dụng gì? Công dụng của củ gừng gió
Củ gừng gió có vị đắng, tính Bình, đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây gừng gió như sau:
Tác dụng của gừng gió điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu.
Tác dụng của gừng gió điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt.
Tác dụng tẩy độc đường ruột.
Tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa.
Củ gừng gió có vị đắng, tính bình ổn cộng thêm chứa nhiều tinh dầu và chất xơ có thể hỗ trợ và điều trị một số các chứng bệnh:
Hỗ trợ ức chế các tế bào ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư máu, ung thư vú), u nang buồng trứng.
Điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt.
Có thể tẩy độc, làm ấm bụng bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon ngủ tốt, da dẻ hồng hào.
Một số bài thuốc trị bệnh từ gừng gió
Củ cây gừng gió có nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Đây là vị thuốc đa công dụng với những tác dụng như hỗ trợ điều trị xơ gan, cảm lạnh, mỡ máu, đau nhức xương khớp, khó tiêu,...
Ngoài ra, nó còn tốt cho phụ nữ sau sinh với các triệu chứng như mất sữa, rong kinh, kén ăn, ăn không ngon miệng. Vậy tác dụng của gừng gió thực sự là gì?
Gừng gió hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng
Thân rễ gừng gió tươi 100g, rửa sạch thái mỏng, cho vào ấm thuốc sắc lửa nhỏ cùng 500ml nước, sắc đến khi cạn vừa 1 chén cơm thì uống lúc 10 giờ. Buổi chiều cũng sắc như vậy và uống lúc 16 giờ.
Khi uống xong bụng hơi khó chịu và cảm thấy muốn đi vệ sinh. Khi đi đại tiện phân sẽ nhạt màu như cà phê và có mùi hôi vậy là đã có tác dụng
*Lưu ý: Trong thời gian uống thuốc phải ăn nhạt hạn chế các loại trái cây chứa nhiều kali, kiêng rượu bia, không ăn dầu mỡ.
Giúp thông mật, ngăn ngừa ung thư, chữa xơ gan cổ trướng
500g gừng gió, 200g cây xạ đen, 200g bột nhân trần. Uống 10g/ngày/ 2 lần. Khi uống hết bột thuốc đợt đầu nên ngưng 10 ngày rồi uống tiếp.
Gừng gió trị bệnh cảm lạnh do mưa
Lá gừng gió tươi, lá khuynh diệp mỗi loại 50g, 10g vỏ quýt khô, sắc với 1 lít nước. Đun sôi 10 phút rồi trùm mền xông, sau đó lấy xác chà khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm.
Gừng gió trị bệnh rong kinh ở phụ nữ sau sinh
Dùng 10g củ gừng, 5g lá khoai mỡ, 10g hoa khoai mỡ, sắc cùng 150ml nước cạn còn 50ml thì chia đều 2 lần/ ngày, uống liên tục 3 ngày.
Gừng gió tốt cho phụ nữ sau sinh kén ăn, ăn không ngon miệng
Sử dụng 50g ngọn bí đỏ, 50g cà chua bỏ hột, 5g củ gừng gió, 50 thịt cá hồng rút xương. Nấu tất cả với 500ml nước, nêm gia vị vừa miệng, sắc đến khi còn 300ml thì chia làm 2 phần ăn trong ngày. Cách ngày ăn lần.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Cây gừng gió
Gừng gió trị bệnh mỡ máu
Lấy 20g củ gừng gió, thái sợi,10g lá gừng gió xắt nhuyễn, 10g táo tàu khô, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư. Nấu cùng với 500ml. Chia thành 5 phần ăn trong ngày. Tuần ăn 2 lần, ăn liên tục 10 lần.
Gừng gió trị bệnh đau nhức khớp chậu
Sử dụng 50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, xắt sợi cả 2, 50g gạo lức rang, 2 củ hành 20g, 15 hành lá, 300g lươn. Nấu trong 800ml nước, nêm gia vị. Chia làm 2 phần ăn trong ngày.
Tuần ăn 3 lần, ăn liên tục 15 lần. Bài thuốc này thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi.
Gừng gió trị bệnh ăn khó tiêu
Dùng 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non, 1 trái chanh muối. Đun sôi cùng với 200ml nước trong 15 phút, vớt bã lấy nước uống.
*Chú ý: Củ gừng gió có rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng gừng gió để bổ trợ cho loại thuốc chính thì nên đến xin ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hay các dược sĩ Đông Y. Vì cơ địa của mỗi người khác nhau, có người chịu, có người không. Chính vì vậy nên tham khảo ý kiến trước để tránh những hậu quả không lường trước được.
Cây gừng gió liệu có tác dụng điều trị bệnh xơ gan và bệnh ung thư?
Theo các sách cổ về Y học, chúng tôi nhận thấy dân gian chỉ mới ghi nhận về tác dụng của củ gừng gió trong điều trị bệnh tiêu hóa kém, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp tẩy độc đường ruột.
Hình ảnh củ gừng gió khô
Y học Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cây thuốc này. Do vậy, thông tin nói rằng cây gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan và bệnh ung thư là không có căn cứ.
Cách dùng, liều dùng củ gừng gió
Có hai cách sử dụng gừng gió đó là sắc uống hoặc ngâm rượu.
Cách sắc uống: Lấy 20 gam củ tươi đun với 500ml lít nước để uống trong ngày.
Cách dùng gừng gió ngâm rượu: 1kg củ tươi ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Sử dụng rượu gừng gió hàng ngày trong mỗi bữa ăn, mỗi lần dùng tập 1 đến 2 ly nhỏ.
Rượu gừng gió có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị các chứng đầy hơi và khó tiêu rất tốt.
Đối tượng sử dụng củ gừng gió
Bệnh nhân tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.
Người bị suy giảm chắc năng tiêu hóa.
Người thường xuyên bị lạnh bụng.
Người bình thường không bệnh tật gì, dùng hàng ngày đặc biệt trong những ngày lễ, ngày tết để giúp tiêu hóa tốt hơn.
Mua củ gừng gió ở đâu? Địa chỉ bán củ gừng gió, Nơi bán củ gừng gió?
Caythuoc.vn là địa chỉ mua bán củ gừng gió khô lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay.
Sản phẩm Cu gung gio tại Caythuoc.vn có nguồn gốc 100% tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng củ gừng gió của chúng tôi.
Website: https://caythuoc.vn/
Giá bán củ gừng gió
Củ gừng gió bán ở đâu giá rẻ? Giá cây gừng gió khác nhau ở nhiều nơi, trên thị trường dao động từ 300.000 đồng/kg - 400.000 đồng/kg. Dù vậy, cũng rất khó để tìm mua.
Có một địa chỉ bán gừng gió lâu năm và uy tín, đó chính là Thảo dược An Quốc Thái.
Tại đây, giá bán củ gừng gió chỉ: 250.000 đồng/kg (loại khô thái lát).
Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán gừng gió lâu năm nên sản phẩm đảm bảo chất lượng. Củ gừng gió 100% được khai thác từ rừng tự nhiên nên bạn hoàn toàn yên tâm.