Chu sa (thần sa) là một loại khoáng thạch tự nhiên bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là một loại dược liệu cổ trong Đông y, có nhiều tác dụng quý trong việc chữa bệnh. Vậy chu sa là gì? Tác dụng của chu sa chữa bệnh gì? Hãy cùng Caythuoc.vn tìm hiểu về loại dược liệu cổ này nhé!
Lưu ý:
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.
chu sa
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.
Bạn đã biết gì về chu sa (thần sa)?
Chu sa hay còn được gọi là châu sa, đơn sa có tên khoa học là Cinnabaris - một hợp chất có trong thủy ngân. Nó là một loại kháng thạch có màu đỏ tự nhiên có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Chu sa, thần sa cùng là một loại thuốc có thành phần hoá học khá giống nhau, nhưng loại chu sa nguồn gốc ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (xưa kia vùng này gọi là châu Thần cho nên có tên thần sa là thứ đá ở châu Thần) được coi là tốt hơn. Sự đánh giá này trên thực tế là đúng và hiện nay ta tìm được cơ sở khoa học của sự đánh giá đó. Chu là đỏ, sa là đá (châu là chữ chu đọc chệch). Vì châu sa là một tảng đá có màu đỏ. Đơn cũng là màu đỏ.
Thuộc tính của châu sa
Chu sa thường ở thể bột đỏ, thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ tối hay đỏ tươi. Chu sa có chất nặng nhưng giòn dễ vỡ vụn, không mùi, vị nhạt. Khi nghiền bằng tay, tay không bị bắt màu đỏ là loại tốt. Chu sa có một số đặc trưng vật lý quang học như đá thạch anh như có khả năng khúc xạ cao, khúc xạ kép,…
Thành phần hoá học của chu sa
Thành phần chủ yếu của chu sa, thần sa là sunfua thuỷ ngân thiên nhiên. Nguyên chất có thuỷ ngân (Hg) 86,2%, sunfua (S) 13,8%. Thuờng lản một số tạp chất khác như chất hữu cơ. Khi cho vào ống nghiệm đun nóng sẽ cho HgS đen, cuối cùng SO2 bốc lên và thuỷ ngân bám vào thành ống. HgS + O, -> S02 + Hg
Cách chế biến Chu Sa Thần sa
Cách 1: Nếu dùng với số lượng ít, cho vài ba thang thuốc Đông y, có thể đem chu sa, thần sa, mài vào cái bát sứ đã chứa ít nước sạch, cho tan hết phần bột, làm nhiều lần, bỏ phần cặn, gạn hoặc dùng nam châm để hút các cặn sắt đi. Lấy phần bột mịn đỏ, hòa vào thuốc sắc đã để nguội mà uống, với liều 0,3 - 1,5g/ngày.
Cách 2: Nếu dùng với số lượng lớn hơn, chu sa, thần sa thường cho vào cối sứ hoặc lon sành, cho nước sạch vào rồi nghiền làm nhiều lần, mỗi lần gạn lấy phần nước có bột đỏ sang một dụng cụ khác như can, chậu sành..., để lắng vài giờ, gạn bỏ phần nước trong ở trên, thu lấy bột mịn màu đỏ. Có thể tinh chế vài lần như vậy. Sau đó cho ra mâm nhôm hay khay men... phơi trong bóng râm cho tới khô. Lấy phần bột mịn màu đỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, nút kín, để nơi cao ráo, tránh ánh sáng.
Cách 3: Trong các xí nghiệp sản xuất thuốc Đông dược, khi cần sản xuất số lượng lớn thần sa, chu sa, phải xay nghiền trong các cối bằng đá, song nhất thiết phải luôn luôn xay nghiền cùng với nước sạch để làm nguội (do nhiệt sinh ra trong quá trình xay nghiền dễ tạo ra thủy ngân nguyên tố). Sau đó các quá trình tiếp theo cũng làm theo các cách trên.
Như vậy, cần hết sức lưu ý là không cho chu sa, thần sa vào sắc cùng với thang thuốc thảo mộc.
bột chu sa
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.
Công dụng dược lý của chu sa thần sa
Theo GS. TS Phạm Xuân Sinh đã đăng tải bài viết ¨chu sa, thần sa dùng như thế nào cho đúng?¨ có ghi những công dụng của chu sa:
- Chu sa có tác dụng giúp an thần, điều trị chứng co giật như Bromua
- Giúp kéo dài thời gian mê do pentothal gấp 2 lần và kéo dài giấc ngủ lên đến 3 lần do barbituric
- Chu sa có tác dụng chống mốc, thối và giải độc
- Dùng ngoài da có tác dụng ức chế ký sinh trùng, vi khuẩn và tiêu diệt nấm
- Ở Ấn Độ và Anh quốc, chu sa được dùng như một liều thuốc giúp an thần, điều trị co giật và mất ngủ hiệu quả.
Trong Đông y chu sa có vị ngọt, tính hàn, có độc thường được dùng trong các trường hợp mất ngủ, ngủ hay mê sảng, sốt co giật, tim đập nhanh, nhiễm độc sưng đau,..
Và hiện nay, chu sa thiên nhiên sau khi thu hoạch người ta thường đem đi nung chảy để lấy thủy ngân dùng làm nhiệt kế, làm đèn huỳnh quang, thuốc trừ sâu,..
Tác dụng của chu sa chữa bệnh gì?
Do độc tính mạnh nên Tây y hiếm khi sử dụng chu sa làm thuốc. Ngược lại Đông y sử dụng chu sa và thần sa trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như:
Tác dụng của chu sa chữa chứng di tinh
Dùng 1 quả tim lợn và 1 ít chu sa. Cho bột chu sa vào tim lợn rồi khâu chỉ lại, sau đó nấu chín và ăn khi còn nóng.
Tác dụng của chu sa điều trị chứng suy nhược thần kinh
Dùng Chích cam thảo, đương quy, sinh địa, mỗi vị 2g hoàng liên 6g và chu sa 4g. Đem chu sa thủy phi, còn lại tán thành bột và vo thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4g uống với nước ấm, ngày uống 2 lần (uống 1 lần dùng trước khi đi ngủ).
Tác dụng của chu sa điều trị trẻ nhỏ ngủ hay mê sảng
Dùng Thảo quyết minh 10g và thần sa 0.3g. Sắc thảo quyết minh lấy nước, để nguội rồi uống cùng với thần sa trước khi đi ngủ.
Chu sa trị chứng hoa mắt và chóng mặt do mất máu phụ nữ sau sinh
Chu sa thần sa 1.5g. Uống với nước tiểu trẻ em hoặc uống với giấm nóng.
Xem thêm: https://caythuoc.vn/thuc-pham-bo-duong/
Chu sa điều trị sốt cao nói sảng, hôn mê và co giật
Dùng sinh hoàng liên 15g, sơn chi 12g, ngưu hoàng 1g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và chu sa 6g. Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn làm hồ. Mỗi lần uống 3g uống cùng với nước sắc đăng tâm.
tác dụng của chu sa
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.
Tác dụng của chu sa điều trị cổ họng, niêm mạc, mụn nhọt sưng đau
Dùng mang tiêu 50g và chu sa 5g. Mỗi lần dùng 1 ít uống với nước sôi để nguội.
Chu sa trị chứng tâm thận âm hư, mất ngủ, mộng tinh, tim hồi hộp
Sử dụng Viễn chí, cát cánh, huyền sâm, bạch linh, đảng sâm và đơn sâm mỗi loại dùng 20g, thiên môn đông, toan táo nhân, đương quy (dùng phần thân), bá tử nhân, ngũ vị tử, mạch môn đông mỗi vị 40g, sinh địa hoàng 160g và 1g chu sa
Đem chu sa tán bột, để riêng, nguyên liệu còn lại đem tán thành bột mịn. Sau đó luyện với mật vo viên, sau đó dùng chu sa bọc làm áo. Mỗi lần dùng 12g uống với nước nguội.
Chu sa trị băng đới, kinh nguyệt kéo dài, băng lậu ở phụ nữ
Ngũ linh chi, nhũ hương mỗi vị 80g, xích thạch chi, vũ dư lương, đại giả thạch và từ thạch anh mỗi vị 160g, chu sa 40g.
Tán dược liệu thành bột, sau đó thêm 10g bột gạo vo thành viên nhỏ. Mỗi lần sử dụng 6g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng châu sa
Đây là dược liệu có độc, nên hãy xin ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi sử dụng
- Không nên dùng cho người chức năng gan và thận kém
- Khi sắc thuốc có chu sa, nên để nước thuốc nguội rồi mới cho bột chu sa vào uống.
Địa chỉ bán chu sa thần sa?
Caythuoc.vn không bán sản phẩm chu sa. Xem các sản phẩm thảo dược, vị thuốc cũng như thực phẩm bổ dưỡng tại website: https://caythuoc.vn/
Liên hệ mua hàng qua sđt: 0902743250 – 0961744414
Lưu ý:
Sản phẩm này không bán tại nhà thuốc. Thông tin chỉ mang tính chất tham thảo.