Vỏ quế là một dược liệu rất quen thuộc với mọi người, dùng trong gia vị chế biến món ăn hay làm thuốc. Với nhiều công dụng tuyệt vời đó là chữa đau đầu, tăng xông, bổ máu. Hãy cùng nhà thuốc An Quốc Thái tìm hiểu về loại cây thuốc thần kỳ này nhé!
Vỏ quế tiếng Trung là gì?
Vỏ quế tên tiếng trung là 桂皮 (quì pí) tên khoa hock là cinnamomun, thuộc họ quế.
Vỏ quế là phần vỏ bên ngoài của cây quế, có vị cay nồng, pha chút ngọt họng. Phần vỏ của cây thường được dùng là các gia vị, hay thuốc trị bệnh trong Đông y và cả Tây y. Ngoài ra, nó còn là nguyên liệu làm đẹp trong một số sản phẩm công nghiệp.
Vỏ quế là gì?
Vỏ quế có thể được gọi theo nhiều tên, tùy thuộc vào vị trí của phần vỏ này. Nếu vỏ ở phần gốc cây, sẽ gọi là quế hạ căn, vỏ ở phần thân cây thì được gọi là quế thượng châu, đây chính là loại vỏ quế tốt nhất, và đem lại nhiều tác dụng nhất. Tại nhà thuốc An Quốc Thái đang có bán loại này. Vỏ quế ở phần cành cây là quế chi.
Cây quế là một cây thuốc quý, thuộc dạng cây thân gỗ cao to từ 10 đến 15 m, phần vỏ thân cây rất nứt nẻ, phần cành cây được phân thành nhiều cành khác nhỏ bao bọc bởi lớp vỏ cứng và thơm.
Lá cây quế mọc so le nhau, phần phiến lá hơi dài và cứng, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới hơi có màu xám tro, lông gân lá hơi thưa và nổi rõ trên mặt. Cuống lá to và có thân rãnh.
Cụm hoa của cây mọc ở phần chùy chỗ kẽ lá, gồm từ 6 đến 7 phiến hoa màu trắng. Quả quế hình trứng, có các cạnh và chia thành nhiều thùy khác nhau, khi quả này chín có màu tím nâu.
Vỏ cây quế có ở đâu?
Cây quế được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh dân tộc miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An,...
Người ta thường truy theo mùi hương để thu hái. Mùa thu hoạch vỏ quế là tháng 2-5 trong năm. Vỏ quế sau khi thu hái sẽ được ngâm trong nước tầm 1 ngày, rồi rửa sạch xếp vào sọt tre kín, hoặc ủ lá chuối 1 tuần, rồi phơi chỗ râm mát cho khô.
Vỏ quế có vị gì?
Vỏ quế chứa nhiều tinh dầu, liều lượng này có thể nên tới từ 1 đến 2% tamin, các chất nhựa cùng với đường, protein, canxi, cùng nhiều axit amin khác.
Theo y học cổ truyền, thì quế có tính ấm, vị hơi cay nồng, pha chút ngọt họng, cùng với mùi thơm và ăn khá nóng,
Vỏ quế có tác dụng gì?
Vỏ quế được dùng tròn nhiều lĩnh vực cũng như nhiều cách khác nhau, như trong chữa bệnh, chống viêm, trong chế biến thực phẩm, trong làm đẹp,... Đây là loại dược liệu đa chức năng, đa công dụng bật nhất trong Đông Y. Chưa có vị thuốc nào mang lại nhiều lợi ích cho con người đến như vậy.
Vỏ quế có tác dụng giúp chống oxy hóa
Vỏ quế chứa một lượng polyphenol cao, đây là một chất giúp ức chế oxy hóa da, giúp bảo vệ cơ thể một cách tự nhiên nhất. Đồng thời tránh được sự oxy hóa của các gốc tự do. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ung thư hay tổn thương các bộ phận trong cơ thể.
Các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm đối với gần 30 nguyên liệu thảo dược giúp chống lão hóa, oxy hóa sớm, và quế đã cho kết quả còn cao hơn rất nhiều so với tỏi và rau kinh giới.
Vỏ quế có tác dụng giúp chống viêm
Viêm là một sự tổn thương, phản ứng của cơ thể trong cơ thể gặp phải những tình trạng tổn hại, như nhiễm trùng, ảnh hưởng tổn thương các mô. Đôi khi tình trạng viêm tổn hại đến cơ thể gây ra đau nhức và khó chịu ở những chỗ viêm, khi nó trở thành viêm mạn tính.
Người Trung Quốc xưa thường dùng vỏ quế mài ra thành bột quế, rắc vào chỗ bị thương để sát khuẩn, chống viêm. Ngày nay do phổ biến của nước sát khuẩn nên người ta không còn dùng nó nữa.
Vỏ quế có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh tim
Nhiều nhà nghiêm cứu y học khi thử nghiệm quế lên cơ thể bệnh nhân ung thư, nó đã có những tác động vô cùng mạnh mẽ, cũng như tích cực đến các bệnh nhân này.
Nó giúp ổn định tim mạch, điều hoa chu trình máu cũng như ngăn ngừa ổn định nổng độ cholesterol tốt HDL. Từ đó giúp điều hòa huyết áp ở mức ổn định. Dùng thường xuyên với liều lượng đúng đủ vỏ quế, sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim.
Xem thêm: thảo quyết minh chữa bệnh về huyết áp
Tác dụng của vỏ quế hỗ trợ điều trị tiểu đường
Insulin là một hormone chính giúp điều hòa cũng như trao đổi, sử dụng năng lượng trong cơ thể. Giúp vận chuyển đường đến các tế bào. Những người bị bệnh đái tháo đường, tiểu đường thì lượng insulin này có rất nhiều, khiến cho cơ thể trở lên bất ổn. Dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn, đặc biệt là các bệnh về mắt, chân tay,...
Vỏ quế có thể giúp giảm lượng insulin trong cơ thể, từ đó điều hòa lượng năng lượng, ổn định lượng đường huyết ở mức ổn nhất cho cơ thể.
Xem thêm: Tỏi đen có tác dụng trị bệnh gì? Ăn tỏi đen có tốt không?
Công dụng của vỏ quế giúp giảm đường huyết
Tác dụng của vỏ quế giúp chống thoái hóa thần kinh
Các bệnh về thoái hóa thần kinh, thoái hóa xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là do các cấu trúc chức năng tế bào não bộ bị ảnh hưởng do tuổi già.
Hai căn bệnh Alzheimer và bệnh parkinson chính là những căn bệnh đại diện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hoạt chất trong vỏ quế sẽ giúp dẫn truyền hệ thần kinh một cách bình thường, đồng thời chức năng vận động được cải thiện một cách tuyệt đối.
Tác dụng của vỏ quế chữa tiêu chảy
Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của quế có thể giúp chữa chứng tiêu chảy rất tốt do có tính ấm.
Bài số 1: Dùng khoảng 10 gam vỏ quế vùng với 5 gam hạt cau gài, gừng cắt lát nướng đen, cùng với gạo rang. Đem các nguyên liệu này trộn đều rồi đun sôi với nửa lít nước, đun đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Chia làm 2 phần bằng nhau uống sáng chiều.
Bài số 2: Lấy 10 gam vỏ quế, cùng với đại hoàng, long não cùng với chút gừng tươi, đem các nguyên liệu này tán nhỏ rồi. Ngâm chung với khoảng 1 lít rượu, ngâm trong tầm 1 tuần đến hơn. Mỗi lần đau uống một chén nhỏ, ngày 2 lần.
Tác dụng của vỏ quế chữa sốt, ra mồ hôi
Dùng khoảng 10 gam vỏ quế cùng với vài lạng cam thảo, sinh khương (củ gừng tươi), thược dược, vài trái táo tàu đem sắc nước uống, uống ba bữa sáng trưa chiều.
Vỏ quế giảm đau nhức xương khớp
Dùng khoảng 1 thìa bột quế, sau đó pha chung với mật ong, cùng chút nước nóng rồi uống vào buổi sáng thay trà, dùng kiên trì trong 1 tháng sẽ đem lại kết quả tuyệt vời.
Cách sử dụng vỏ quế khô
Cách chế biến vỏ quế khô: Tách phần vỏ quế, cắt thành từng đoạn 10cm, sau đó phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
Có vỏ quế thì bạn đã thực sự có một thần dược ở trong nhà. Quế đem lại nhiều giá trị đến mức người ta không thể liệt kê hết tất cả công dụng của nó, chỉ biết khi cần chữa đau dạ dày, đau răng, làm đẹp, làm gia vị, xông phòng,... thì người ta tìm tới quế đầu tiên. Vậy cách sử dụng vỏ quế khô như thế nào?
Cách sử dụng vỏ quế khô chữa đau răng
Nhai vỏ quế hoặc dùng vỏ quế sau đó giã nhuyễn ra để đắp vào chỗ bị đau răng sẽ giúp làm giảm đau nhanh chóng. Đồng thời ngăn ngừa bệnh về răng miệng rất tốt.
Cách sử dụng vỏ quế khô làm gia vị
Rất nhiều món ăn dùng vỏ quế để chế biến các món ăn, tạo thêm mùi thơm khác lạ, cũng như hương vị của món ăn.
Các món nên dùng vỏ quế, thảo quả hoặc hoa hồi như:
Bún bò, phở bò, cà ri, đồ nướng,...
Cách sử dụng vỏ quế khô xông nhà
Vỏ quế dùng khi xông nhà giúp khử mùi cũng như loại bỏ những khí âm, u uất trong căn nhà. Giúp nhà sạch sẽ thơm mát.
Có hai cách xông nhà khác ứng dụng đó là xông ướt và xông khô. Đối với xông khô, thì dùng các nguyên liệu sau:
Vỏ quế, bồ kết, vỏ bưởi. Các nguyên liệu đem xay nhuyễn sau đó ép thành dạng bột, tạo thành que nhang hoặc để nguyên, đốt hương hoặc cho vào một lò củi, than nhỏ. Đặt ở những chỗ thoáng giúp hương thơm bay khắp căn nhà nhanh nhất. Xông theo quy tắc từ trên xuống và trong ra ngoài.
Xông ướt là dùng các nguyên liệu trên nấu lên rồi khi sôi, để hé vung nồi cho hương thơm bay khắp nơi.
Vỏ quế ngâm rượu
Thông thường, để ngâm rượu nhanh, người ta lấy khoảng 10 gam vỏ quế, cùng với đại hoàng, long não cùng với chút gừng tươi, đem các nguyên liệu này tán nhỏ rồi. Ngâm chung với khoảng 1 lít rượu.
Do nguyên liệu đã được tán nhuyễn nên ngấmm rượu rất nhanh, chỉ cần ngâm trong tầm 1 tuần là uống được. Mỗi lần uống một chén nhỏ, ngày 2 lần.
Hoặc nếu bạn muốn để ngấm rượu từ từ, càng lâu càng ngon thì làm như sau:
Vỏ quế ngâm rượu độc vị
Thành phần:
Vỏ Quế khô… 1kg
Rượu trắng… 3 lít
Cho Quế vào bình thủy tinh hoặc sứ, sau đó đổ rượu vào, sau 45 ngày là có thể sử dụng.
Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Vỏ quế ngâm rượu phối hợp nhiều vị
Thành phần:
Vỏ Quế khô… 30gram.
Kỷ tử… 200gram.
Mật ong…0,5 lít.
Ngũ gia bì… 50gram.
Phúc bồn tử… 50gram.
Nhục đâu khấu… 30gram.
Địa hoàng… 40gram.
Rượu trắng… 3 lít.
Tất cả vị thuốc đều thái vụn, cho vào bình thủy tinh hoặc sứ, cho mật ong và rượu vào. Mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 45 ngày có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Sử dụng kiên trì hằng ngày để đạt hiệu quả cao.
Vỏ quế ngâm rượu có tác dụng gì?
Vỏ quế đêm ngâm rượu sẽ có mùi rất thơm ngon, dễ uống. Rượu quế có tác dụng giúp chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đau hai bả vai. Đồng thời chữa các chứng bệnh lý thông thường như cảm sốt, đau họng, đau răng và tốt cho tiêu hóa.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Đối tượng sử dụng vỏ quế
Người cao huyết áp, mắc các bệnh liên quan về tim.
Người bị viêm nhiễm, mụn trứng cá.
Người già suy giảm trí nhớ.
Người mắc các bệnh về răng miệng: sâu răng, hôi miệng.
Người bình thường nên sử dụng để chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, có sức khỏe tốt hơn.
Tìm hiểu thêm về đan sâm, vàng đằng, khổ sâm có tác dụng điều trị các bệnh về tim mạch rất hiệu quả.
Giá vỏ quế khô, vỏ quế khô mua ở đâu?
Caythuoc.vn là địa chỉ bán Vỏ Quế lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩm Vỏ Quế tại https://caythuoc.vn/ có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán Vo Que uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại tp.HCM với mỗi đơn hàng từ 2kg trở nên. Liên hệ đặt hàng : 0902 743 250 (Mobi) - 0961 744 414 (Viettel).
Giá bán Quế: 170.000 đồng/kg.
Giá bán vỏ quế chưa bao gồm phí vận chuyển.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook bạn nhé.
Xem thêm: Cây dừa cạn có tác dụng trị bênh gì? Mua cây hoa dừa cạn ở đâu