Tỳ giải là cây thân leo có nhiều tác dụng quý. Tỳ giải dược liệu có công dụng lợi tiểu, giải độc tố, trị gout, đau nhức, trị mụn nhọt, viêm đường tiết niệu.
Tỳ giải là thảo dược rất nổi tiếng trong Đông Y, dược các thầy thuốc áp dụng vào bài thuốc thuốc lợi tiểu, phong thấp, mụn nhọt, viêm bàng quang,... Vậy tác dụng thực sự mà thảo dược mang lại là gì? Bài thuốc chữa như thế nào để mang lại hiệu quả?
Hãy cùng bài viết caythuoc.vn tìm hiểu thêm nhiều thông tin về vị thuốc quý này nhé!
Tỳ giải
Tỳ giải là cây gì?
Cây tỳ giải có tên khác là xuyên tỳ giải,củ kim cang, bạt kế, bì giải, phấn tỳ giải, bì giải thuộc họ củ nâu. Thảo dược còn có tên khoa học là Dioscorea Iokoro Makino.
Tỳ giải là loại thực vật thân leo, sống lâu năm, rễ cây phình thành củ to, độ dày khoảng 3-5mm. Rễ nhỏ mọc rải rác không đều xung quanh. Bề mặt bên ngoài thân có màu vàng nhạt, ở bên trong củ thì có màu trắng. Thân có kích thước nhỏ khoảng 2-5cm.
Lá cây mọc đối xứng với nhau, cuốn lá dài và ngọn lá nhọn. Hình dạng lá trông giống với hình trái tim, bề mặt lá có từ 7-11 gân nổi lên trên bề mặt. Lá kèm biến thành các sợi tua cuốn.
Hoa tỳ giải có màu lục nhạt, đơn tính, khác gốc, mọc thành từng cụm. Hoa thường nở vào mùa thu hoặc mùa hạ. Quả của cây nhỏ, có rìa giống như cánh.
Bộ phận sử dụng: Trong Đông Y, các lương y sử dụng củ để làm thuốc chữa bệnh.
Cây tỳ giải
Tỳ giải mọc ở đâu?
Cây tỳ giải là loại thực vật sống ở khí hậu nhiệt đới nên thường tìm thấy ở một số nước Châu Á. Thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu là các tỉnh giáp với khu vực biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây hay Vân Nam.
Hiện nay, loại tỳ giải Trung Quốc chưa được tìm thấy ở nước ta hoặc có đang rất hiếm. Ở nước ta, người dân khai thác thảo dược bằng các cây thuộc họ củ nâu. Với tác dụng tốt cho sức khỏe, người dân đang phát triển mô hình nhằm mục đích phục vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Thu hoạch, bào chế và cách bảo quản tỳ giải
Tỳ giải được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên vào thời vụ thu đông thảo dược sẽ có dược tính tốt nhất. Khi tới thời vụ, người dân thu hoạch bằng cách đào lên một cách cẩn thận để củ không bị vụn nát. Khi mang về, người dân lựa những củ không bị hư, mối mọt, cắt bỏ các rễ con. Tiếp theo, rửa thảo dược qua nhiều lần nước để sạch bụi bẩn, đất cát.
Bào chế tỳ giải: Theo các cách ông cha ta truyền lại, sau khi loại bỏ và rửa sạch, tỳ giải được đem thái nhỏ hoặc bào mỏng. Rồi đem phơi dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy khô. Hoặc có thể dùng cách khác như đem ngâm thảo dược với nước vo gạo, để qua đêm. Rồi làm sạch thảo dược và lên men cho mềm. Cuối cùng, người dân sẽ cắt lát mỏng và phơi hoặc sấy khô.
Cách bảo quản: Để thảo dược ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, ẩm ướt, sâu bọ, mối mọt,..
Tỳ giải khô
Thành phần hóa học của tỳ giải
Nhờ vào các công nghệ hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các dược chất bên trong như có Saponosid và acid uric. Ngoài ra, còn có tinh bột, cornus officinalis sieb,... Đây là những hoạt chất có tác dụng đến sức khỏe của con người. Thảo dược tác động vào kinh Can và kinh vị.
Công dụng của tỳ giải là gì?
Y học cổ truyền cho rằng tỳ giải có công dụng trừ thấp, hỏa trọc, lợi tiểu, khu phong, huyết ứ,... Theo khoa học hiện đại thảo dược có tác dụng giúp trị mụn mọt, sỏi đường tiết niệu, đau nhức xương khớp, viêm bàng quang và nhiều tác dụng khác. Mời bạn đọc hiểu rõ hơn về từng công dụng mà tỳ giải mang lại cho chúng ta nhé!
Tỳ giải có tác dụng gì?
Công dụng của tỳ giải giúp lợi tiểu
Tiểu rắt, tiểu buốt là vấn đề mọi đối tượng thường mắc phải. Nhưng theo thống kê tỷ lệ mắc phải tình trạng này của nữ giới cao hơn nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường nước tiểu do vi khuẩn gây nên.
Tỳ giải được sử dụng như là vị thuốc thần kỳ, các hoạt chất trong cây giúp đào thải độc tố, cân bằng hệ bài tiết. Trị khỏi các triệu chứng đau nhức, nóng khi đi tiểu.
Công dụng của tỳ giải trị viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường có dấu hiệu như nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, tiểu đau buốt. Nếu phải trường hợp nặng đái ra máu và mủ,... Nguyên nhân là do vệ sinh vùng kín không đúng cách, do nội tiết tố bị rối loạn,...
Tỳ giải là liều thuốc trị viêm bàng quang có hiệu quả, các chất như saponin giúp loại bỏ vi khuẩn nguy hiểm và các chất độc ra bên ngoài nhanh chóng. Vì vậy nó được xếp vào những thảo dược lợi tiểu tốt nhất.
Công dụng tỳ giải trị đau nhức xương khớp (gout)
Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi. Cơn đau thường do sự thay đổi thời tiết, làm việc sai tư thế hay có thể là do dấu hiệu bệnh khác. Hiện nay không chỉ người lớn tuổi mà giới trẻ cũng mắc phải tình trạng này có thoi quen sinh hoạt không đúng cách. Các triệu chứng ban đầu thường thấy như là đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau vùng vai, đau các khớp,..
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỳ giải có thể làm giảm đi các cơn đau nhức. Các khoáng chất trong thảo dược cung cấp các dinh dưỡng vào xương, nhóm cơ bắp giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra, thảo dược còn ngăn ngừa được bệnh gout. Làm cuộc sống bạn trở nên được cải thiện tốt hơn.
Tỳ giải có tác dụng trị mụn nhọt
Nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng ở các nang lông do các vi khuẩn xâm nhập. Khi ở giai đoạn đầu nhọt là một nốt đỏ sau đó ngày càng sưng đỏ, lan rộng gây đau đớn. Để lâu sẽ nguy hiểm vì vậy không nên chủ quan.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo sử dụng tỳ giải có công dụng trị mụn nhọt, bởi tính kháng khuẩn và ức chế một số loài vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng thảo dược trong một thời gian ngắn nhọt sẽ bị xẹp và không còn các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ.
Tỳ giải có tác dụng trị sỏi đường tiết niệu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi đường tiết niệu. Các đối tượng dễ bị mắc phải bệnh như người cao tuổi, người ít uống nước, người lao động trong môi trường nón, thói quen nhịn tiểu và do di truyền từ gia đình. Bệnh gây ra các triệu chứng đau, đái buốt, đái đục đái ra máu,...
Sử dụng tỳ giải thường xuyên giúp trị sỏi rất tốt. Các dược tính trong cây ngăn chặn hình thành sỏi, giúp lợi tiểu, giảm đau nhức và loại bỏ vi khuẩn xâm hại.
Các bài thuốc tỳ giải chữa bệnh
Tỳ giải có tính bình, vị đắng được các lương y sử dụng trị bệnh đau nhức, mt65 mỏi, lở ngứa, đau thần kinh tọa, viêm đường tiết niệu,... Vậy làm sao để chữa bệnh? Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng tỳ giải hiệu quả. Mời bạn tham khảo và áp dụng để chữa bệnh cho bản thân và gia đình nhé!
Bài thuốc tỳ giải chữa bệnh
Bài thuốc tỳ giải chữa nhức mỏi hai chân, lở ngứa
Nguyên liệu chuẩn bị: Ngưu tất, tỳ giải, đương quy mỗi vị 16g, tra tử, hà thủ ô, đỗ trọng dây, xô thơm mỗi vị 10g, cam thảo 5g.
Cách thực hiện: Đầu tiên bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu, rồi sắc với 1000ml nước. Sắc đến khi còn 300ml thì dừng. Mỗi ngày chia đều uống làm 3 lần/ngày.
Bài thuốc tỳ giải trị các chứng tiểu rắt, nước tiểu đục
Bài thuốc chữa tiểu rắt như sau: Bạn chuẩn 15g tỳ giải, anh khoa ố, ô dược, tra tử, đỗ trọng dây, xô thơm mỗi vị 15g, cam thảo 10g. Tiếp theo, bạn sắc với 6 bát nước cạn đến khi còn 3 bát thì hạ lửa nhỏ. Sau 5 phút thì ngừng, chia đều uống trong ngày.
Bài thuốc chữa tiểu đục: Bàng kỳ, tỳ giải, anh hoa khoa, thạch xương bồ mỗi vị 17g. Rửa sạch nguyên liệu rồi tán thành bột mịn bảo quản vào hộp kín. Mỗi lần sử dụng khoảng 10g sắc cúng với 500ml nước, thêm 2g muối ăn vào. Uống khi còn ấm.
Bài thuốc tỳ giải chữa mụn nhọt, ngứa da
Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: Tỳ giải 23g, uy linh tiên và bạch tiên bì mỗi vị 15g, kim ngân hoa, ké đầu ngựa mỗi vị 18g, thổ phụ linh 30g, cam thảo 5g. Cách thực hiện vô cùng đơn giản bạn rửa sạch nguyên liệu và cho sắc cùng với 500ml nước. Mỗi ngày bạn sắc 1 thang thuốc. Liệu trình sử dụng đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc tỳ giải trị phong thấp, đau nhức tay chân không hoạt động
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có Tỳ giải, cỏ xước, sơn khương mỗi vị 15g, đan sâm 17g, hắc phụ, chỉ xác 9g.
Cách dùng: Đem nguyên liệu tán thành bột mịn, rồi trộn đều vo thành viên nhỏ như hạt trân châu. Mỗi lần uống khoảng 14g uống kèm với rượu nóng.
Bài thuốc tỳ giải trị gout
Bài thuốc 1: Đỗ trọng, ngưu tất, tỳ giải, đương quy, đan sâm, hà thủ ô mỗi vị 10g, 17g ý dĩ, 15g mộc qua, 5g cam thảo.
Cách làm như sau: Cho khoảng 1000ml nước vào các vị thuốc cho vào ấm. Sắc đến khi chỉ còn khoảng 250ml nước, chiết nước lọc bỏ bã. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Đan sâm, tỳ giải mỗi vị 15g, chi xác 9g, ngưu tất 15g, bạch truật 14g. Tiếp theo, bạn thực hiện bằng cách tán thành bột mịn, cho thêm mật ong vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày dùng khoảng 13g cùng với rượu nóng.
Mua tỳ giải ở đâu?
Mua tỳ giải ở đâu tại TP.HCM?
Hiện nay, để tìm mua tỳ giải uy tín và chất lượng cũng là vấn đề khó khăn, khi các mặt hàng giả, nhái kém chất lượng tràn lan khắp nơi. Vậy làm sao để mua thảo dược uy tín và chất lượng nhất?
Caythuocvn được biết đến là đơn vị các chuyên gia lương y có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về dinh dưỡng, y tế, sức khỏe. Là địa chỉ chuyên cung cấp các mặt hàng trà thảo dược, trà cây thuốc quý, thực phẩm bổ dưỡng. Được cấp giấy xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chất bảo quản. Rất nhiều người tiêu dùng tích cực phản hồi và luôn được sự tin tưởng của khách hàng trong nhiều năm nay.
Bạn đọc có thể liên hệ thông tin dưới đây để đặt mua tỳ giải:
Thảo dược An Quốc Thái
Địa chỉ mua hàng: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Liên hệ đặt hàng qua sdt: 0926456456.
Website: https://caythuoc.vn/
Bạn đọc vừa xem xong bài viết, cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.