Tía tô là một loại rau rất phổ biến trong các món ăn ở nước ta dùng để làm nguyên liệu chế biến hoặc ăn sống. Bên cạnh đó nó còn được dùng để làm bài thuốc quý giúp trị mụn, tàn nhang, nám, thâm, chữa bệnh gout, ho, sốt, sùi mào gà, sâu răng.
Vậy công dụng của lá tía tô là gì? Chữa bệnh gì? Cách uống nước sao cho đúng? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Tía tô
Tía tô là gì?
Tía tô có tên khoa học Perilla fructescens thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Các bộ phận được gọi với cái tên như sau: tô diệp (lá), tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) hoặc các tên gọi khác é tia, xích tô,…
Hình ảnh cây tía tô
Đây là cây thân thảo, mọc quanh năm có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1m. Thân có lông mềm và mọc thẳng đứng. Lá có màu tím đôi lúc màu xanh tím, phía bề mặt có lông trải đều, có hình quả trứng, mọc cân xứng với nhau, răng cưa lớn.
Hoa tía tô có màu tím nhạt hoặc trắng mọc thành chùm ở kẽ cuống. Quả hình cầu, màu nâu, đường kính 1mm.
Rau tía tô
Bộ phận dùng và khu vực phân bố
Cây có giá trị sử dụng rất cao. Các bộ phận lá, cành, quả đều được đưa vào sử dụng, ở nước ta cây phân bố ở khắp mọi nơi. Cây có nguồn gốc trải dài từ đất nước Ấn Độ sang Đông Nam Á.
Thu hái và chế biến
Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà sẽ có những thời điểm thu hoạch khác nhau. Nếu lấy lá thì hái sau khi gieo hạt 2 tháng. Chỉ nên hái lá gì sau đó 1 tháng thì tiếp tục hái. Còn thu hoạch hạt thì đợi đến khi cây già.
Cành sau khi thu hoạch về sấy khô hoặc phơi trong bóng râm, không được phơi ở nhiệt độ cao sau đó rủ lấy hạt và bỏ tạp chất.
Thành phần hóa học
Trong hạt tía tô có chứa 40% lượng dầu axit béo chưa bão hòa (axit α-lynoleic). Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu và các thành phần chính như xeton, adehyde, furan, hydrocacbon,…
Lá tía tô có tác dụng gì?
Lá tía tô có tác dụng gì? Đây là loại thảo dược thiên rất tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như:
- Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, cải thiện chức năng phổi và giảm viêm.
- Thành phần trong lá giúp ngăn chặn dị ứng, làm lành vết loét và giảm axit dạ dày.
- Omega-3 trong tía tô giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Tinh dầu tía tô giảm đau, chống viêm khớp, lupus, và làm sáng da.
- Tía tô còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Ngoài ra, nó còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác, cụ thể như sau:
Lá tía tô có tác dụng giúp trị mụn
Sử dụng 1 nắm lá thảo dược đem rửa sạch và ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn và giảm bớt đi lượng lông có trên lá, tiếp tục giã nát và thoa lên những vùng có mụn. Thực hiện từ 3 đến 4 lần trong 1 tuần để giúp giảm mụn và làm sáng da.
Lá tía tô có tác dụng giúp cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da
Dùng 1 nắm lá thảo dược non giã nát rồi đắp lên vết thương đang chảy máu, không sử dụng lá già. Rồi dùng lá sao vàng lên, nghiền nhỏ ra và rắc lên sẽ giúp cầm máu ngay lập tức.
Tác dụng của lá tía tô giúp làm đẹp
Bột lá tía tô
Uống nước thảo dược hàng ngày giúp da sáng tự nhiên, loại bỏ tế bào chết. Kết hợp thảo dược với chế độ ăn khoa học sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các loại vitamin trong thảo dược giúp da trắng hồng, mịn màng, dễ thực hiện và tiết kiệm. Dùng nước lá thảo dược chấm lên mụn 3 - 4 lần/tuần cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Tác dụng của lá tía tô giảm cân
Tía tô có tác dụng giảm cân rất tốt giống như một vị thuốc quen thuộc khác là lá ổi. Dầu thảo dược có chứa hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giảm cholesterol và triglyceride. Việc sử dụng 5 gram bột lá thảo dược mỗi ngày giúp giảm peroxidation lipid, cân nặng cải thiện đáng kể.
Công dụng của lá tía tô thư giãn đầu óc
Một số nghiên cứu cho thấy thảo dược chứa axit caffeic, apigenin, roxmarinic giúp phòng và điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả. Xông tinh dầu giúp cho hệ hô hấp trở nên hoạt động tốt hơn, hưng phấn tinh thần, tâm trạng trở nên tích cực hơn.
Công dụng của lá tía tô trị mẩn ngứa, mề đay
Nguyên nhân chính gây ra ngứa, nổi mề đay là do tiếp xúc người bệnh, côn trùng cắn, ánh nắng mặt trời, dị ứng thực phẩm, khí lạnh,… Dùng lá thảo dược vắt nước cốt uống, phần bã đắp vào vùng bị tổn thương.
Lá tía tô chữa bệnh gì?
Cây tía tô có nhiều công dụng chữa bệnh từ các bộ phận khác nhau:
- Cành (tô ngạnh) chữa động thai, nôn, ngộ độc hải sản, phong hàn.
- Lá (tô diệp) kích thích tiêu hóa, ra mồ hôi, chữa ho, giảm đau, giải độc.
- Hạt (tô tử) chữa đau nhức, tê thấp, ho, đờm, hen suyễn.
Ngoài ra, tía tô còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Lá tía tô chữa bệnh cảm mạo
Rửa sạch lá thảo dược, thái nhỏ, trộn với cháo nóng để giúp ra mồ hôi và giải cảm nhanh. Hoặc dùng 15-20g lá ngâm nước muối, giã nát, pha nước sôi, lọc lấy nước uống. Sau khi uống, nên nghỉ ngơi và trùm chăn. Cách này phù hợp cho trẻ em và người già. Ngoài ra, có thể nấu lá để xông hoặc ngâm chân, giúp giải cảm hiệu quả.
Lá tía tô chữa bệnh ho ở trẻ sơ sinh
Sử dụng các nguyên liệu: 20 gram lá thảo dược, 10 gram hoa đu đủ đực, 5 gram hoa khế, 5 gram đường phèn. Đem tất cả đi rửa sạch và tiến hành giã nát ra trừ đường phèn. Rồi vắt lấy nước cốt bỏ bã thêm đường phèn vào và đem đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml tương ứng với nửa muỗng cafe.
Lá tía tô chữa bệnh rôm sẩy ở trẻ
Dùng lá thảo dược đem đi rửa sạch, dùng nước muối rửa càng tốt sau đó mang đi xay nhuyễn vắt lấy nước cốt. Đun sôi lên và tắm cho trẻ hoặc có thể để nguyên lá nấu lên đem đi tắm cho bé. Phương pháp xay nhuyễn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Lá tía tô chữa bệnh gút (gout)
Trong thảo dược có tới 4 chất làm giảm hiệu quả của enzyme xanhthine oxydase - đây là nguyên nhân chính hình thành nên acid uric phát triển bệnh gout. Dùng 1 nắm lá tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối nhai nuốt sống hoặc có thể dùng lá nấu nước thuốc uống hàng ngày đến khi các tình trạng đau nhức do bệnh gout gây ra giảm hẳn.
Ngoài ra, bạn kết hợp uống trong và dùng ngoài bằng cách lấy lá tía tô sắc nước, thêm chút muối, sau đó lấy ngâm chân lúc còn ấm. Cách này giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tại các khớp hiệu quả tương tự như việc ngâm chân bằng lá lốt.
Mỗi lần chỉ ngâm từ 15-20 phút, không nên ngâm chân quá lâu để tránh choáng váng do máu dồn lên não.
Lá tía tô trị bệnh sưng vú
Chuẩn bị 10 gram lá thảo dược đem đun sôi với nước để uống, dùng phần bã đắp lên vú. Sử dụng liên tục, lâu dài, kiên trì thực hiện để tình trạng bệnh giảm hẳn đến khi hết.
Lá tía tô có tác dụng chữa trúng độc do ăn hải sản
Còn được gọi với bài thuốc tử tô giải độc thang có tác dụng chữa trúng độc, ngộ độc do hải sản gây ra. Dùng 10 gram lá thảo dược, 8 gram sinh khương, 4 gram cam thảo đem đi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước thì chia ra sử dụng 3 lần trong ngày trong lúc còn ấm, nếu nguội thì đun lại cho nóng.
Lá tía tô trị bệnh tim
Tinh dầu tía tô giúp ngăn ngừa huyết khối, bệnh mạch vành phòng chống các cơn đau tím đến bất ngờ và tình trạng đột tử. Ngoài ra còn có axit béo không bão hòa omega-3 là chất oxy hóa làm giảm cholesterol xấu - đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
Lá tía tô trị bệnh đau dạ dày
Tanin và glucosid trong lá tía tô giúp chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo, giảm gia tăng các axit trong dạ dày. Nước sắc thảo dược giúp giảm đau, giảm lượng dịch vụ và giúp ổn định, bệnh nhân đau dạ dày sẽ được ăn và ngủ ngon hơn.
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
Có thể dùng thảo dược ở dạng tươi hay khô đều được. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi, loại bệnh khác nhau.
Lá tươi sử dụng 3 đến 10 gram, đối với lá tươi dùng từ 6 đến 20 gram, sắc chung với 700ml nước. Sắc cạn còn 1 bát là được. Gạn lấy nước thuốc, để nguội và uống khi còn ấm.
Uống nước lá tía tô có tác dụng trị ho, cảm, sốt, nhức đầu
Mặt khác, lá tươi bạn có thể rửa sạch, cắt nhỏ, để vào máy xay sinh tố, cho thêm chút nước lọc, muối hạt làm nước tía tô uống hàng ngày rất tốt cho da và sức khỏe.
Giúp chữa trị hiệu quả ho, cảm sốt, phòng ngừa bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch, dạ dày,... Nước lá tía tô có vị cay, hơi nồng nhưng không quá khó uống.
Cách nấu lá tía tô để uống hàng ngày
Những công dụng diệu kỳ mà lá tía tô đem lại cho người dùng là không thể chối cãi. Từ lâu nó đã được xem như là phương thuốc chữa bệnh ho, cảm lạnh, đau bụng hiệu quả.
Nếu dùng hàng ngày uống lá tía tô thì không những đẩy lùi được bệnh tật mà còn đem lại sự khỏe mạnh cho người dùng. Sau đây là cách nấu lá tía tô uống hàng ngày:
Lá tía tô sau khi ngâm nước muối loãng thì rửa sạch. Sau đó đun với 2,5 lít nước. Đậy nắp kín cho đến khi hỗn hợp sôi tầm 2 phút thì tắt bếp, để nguội.
Tiếp đó, cho thêm 3 lát chanh tươi vào rồi chắt nước ra bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hàng ngày nên uống trước ba bữa cơm khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thụ chất béo và giảm đi lượng thức ăn nạp vào.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Uống lá tía tô nhiều có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng tía tô.
Tía vô không chỉ là bài thuốc chữa được bách bệnh mà còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng. Lá tía tô có tác dụng chậm nên cần sử dụng trong thời gian dài và kiên nhẫn để thấy hiệu quả.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên không nên uống lá tía tô quá nhiều trong cùng một lúc để tránh gây ra một số tác dụng phụ như: Chướng bụng, đầy hơi,...
Không nên uống lá tía tô quá nhiều trong cùng một thời điểm
Mặc dù là thần dược trong việc hỗ trợ sức khỏe và cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng tía tô như sau:
- Đối với người hay ra mồ hôi, bị cảm nóng: Cẩn thận trọng khi sử dụng tía tô chữa bệnh. Vì sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, sử dụng thời gian dài dễ khiến cơ thể mất nước. Do đó người hay ra mồ hôi, bị cảm nóng cần uống đủ nước khi điều trị bệnh.
- Đối với bà bầu: Tuy lá của thảo dược có tác dụng an thai nhưng nếu sử dụng với liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ lẫn cả thai nhi.
- Đối với người có tiền sử dị ứng: Trường hợp bạn bị dị ứng với các thành phần hóa học từ lá thuốc, nên hạn chế tối đa việc dùng nó để điều trị bệnh vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bệnh trước khi muốn sử dụng loại thảo dược này cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
- Nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24 giờ, vì nếu để càng lâu dưỡng chất trong lá càng mất đi nhiều.
Hướng dẫn lấy "Mã Miễn Phí Giao Hàng" khi mua đơn hàng trên 200K:
(Lưu ý: Không Click vào trang "Được tài trợ" hay trang quảng cáo)
Bước 1: Vào Google sau đó tìm kiếm từ khóa "HỌC DƯỠNG SINH ĐÔNG Y Ở ĐÂU" rồi click vào liên kết trang : Caodangydvn.com
(Như bình bên dưới - chú ý xem kĩ để không bị nhầm lẫn với các trang web khác và lấy nhầm mã)
Bước 2: Kéo xuống cuối trang Caodangydvn.com copy 2 số cuối điện thoại 09013424XX: Sau đó, gửi đầy đủ số điện thoại qua zalo 0927002002 để xác nhận. Bạn sẽ nhận được "Voucher miễn phí phí giao hàng".
Mua cây tía tô ở đâu?
Caythuoc.vn là địa chỉ mua bán cây tía tô khô lâu năm và uy tín. Sản phẩm cây tía tô khô của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay.
Sản phẩm tại Caythuoc.vn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt mua tại đây.
Giá bán cây tía tô: 150.000 đồng/kg.
Website: https://caythuoc.vn/
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn lá tía tô phơi khô có tác dụng gì, nhớ chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé!