Đỗ trọng [tác dụng, cách sử dụng, ngâm rượu] bổ can thận, mạnh gân cốt

Giá:
250,000 VNĐ
Số lần xem:
32014
Mở cửa:
  • 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
Khối lượng:
  • 1kg
Liên hệ:
  • 0926 456 456 - 0927 002 002
Chi nhánh:
  • 62/1/28 Trương Công Định P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý của kho tàng dược liệu Đông y. Nhắc đến nó, người ta thường nhớ đến công dụng bổ can thận, cường gân cốt, giúp an thai
Số lượng
Yêu cầu gọi lại
số điện thoại

Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý giá của kho tàng dược liệu Đông y. Nhắc đến nó, người ta thường nhớ đến công dụng bổ can thận, cường gân cốt, giúp an thai rất tốt. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng chữa đau lưng, liệt dương do thận hư, người hiếm muộn không nên bỏ qua.

Hãy cùng Caythuoc.vn tìm hiểu thêm nhiều tác dụng cũng như cách sử dụng và ngâm rượu đỗ trọng nhé!

đỗ trọng

đỗ trọng

Đỗ trọng là gì?

Cây đỗ trọng hay còn được gọi là tư trọng, ty liên bì hoặc mộc miên; là một trong 50 vị thuốc quý của Y học cổ truyền Trung Hoa. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học là Eucommiales (Eucommia umloides), là loài cây duy nhất còn sót lại của họ nhà Eucummiaceae.

Đặc điểm của cây đỗ trọng

Đỗ trọng là cây thân gỗ, có vỏ thân màu xám, có nhựa mủ trắng; khi bẻ đôi vỏ cây sẽ thấy những sợi tơ mảnh bên trong; có chiều dài thân từ 15 đến 20 mét.

Lá cây hình tròn hoặc hình trứng thuôn dài, màu xanh; cuống lá hình thùy hoặc bầu dục thường mọc cách nhau. Phần đuôi lá nhọn, 2 mặt lá đều có gân nổi rõ, mép lá thường có răng cưa. Khi lá còn non thường có lông tơ mịn, lá già sẽ trở nên bóng nhẵn có màu đậm hơn.

Hoa đỗ trọng thuộc loại hoa nhỏ, đơn tính, có màu ánh lục và không có bao hoa. Nếu như hoa đực mọc thành chùm thì hoa cái lại mọc tập trung tại nách lá. Quả có hình thoi ở giữa lồi và 2 đầu thì lại dẹt, có màu nâu. Bên trong quả có hạt dẹt, có thể sử dụng để làm giống.

hình ảnh cây đỗ trọng

hình ảnh cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng có mấy loại?

Theo giới Đông y, đỗ trọng được chia làm hai loại đó chính là cây đỗ trọng bắc và cây đỗ trọng nam. Dưới đây là một số đặc điểm của cả 2 loại mà chúng tôi tìm hiểu được.

Cây đỗ trọng Bắc: là dạng cây thân gỗ, sống lâu năm cao khoảng 15 – 20m, có lớp vỏ dày nhưng dễ bẻ gãy. Thân có màu xám hoặc nâu vàng, có nhiều nếp nhăn dọc, các lỗ vỏ nằm ngang. Có vị hơi đắng và hương thơm như mùi của quế. Đây cũng chính là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh mà ta đang đề cập đến trong bài viết này.

Cây đỗ trọng Nam: có đặc điểm gần giống như đỗ trọng bắc nhưng lớp vỏ ngoài có màu nâu đậm hoặc nâu vàng sáng, có nhiều đường nứt dọc thân. Và lớp vỏ này cứng và khó bẻ hơn rất nhiều. Có vị nhạt, hơi chát và không có mùi hương.

Cây đỗ trọng mọc ở đâu?

Cây đỗ trọng có nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc của Trung Quốc, được du nhập sang rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và đến nay loại cây này vẫn chưa được trồng phổ biến.

Thu hái và chế biến đỗ trọng làm thuốc chữa bệnh

Để làm thuốc, người ta chỉ sử dụng lớp vỏ của cây. Loài cây này thường được thu hoạch vào mùa hạ, chọn những cây to khoảng 10 năm tuổi. Để thu hoạch lớp vỏ và không làm cho cây chết mà vẫn phát triển bình thường thì cưa đứt xung quanh thân thành những đoạn nhỏ, ngắn tùy ý. Tiếp đến dùng dao rạch dọc thân và tách lớp vỏ ra.

Sau khi thu hái, người ta thường đem vỏ cây đi luộc với nước sôi, tiếp đến đặt nó trên mặt phẳng và lót lớp rơm khô bên dưới và dùng dụng cụ để nén chặt dược liệu cho nó phẳng. Sau 5 – 7 ngày, vỏ cây chuyển thành màu tím thì mang đi phơi nắng rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

thu hái và chế biến đỗ trọng làm thuốc

thu hái và chế biến đỗ trọng làm thuốc

Thành phần hóa học của đỗ trọng

Theo các nghiên cứu, đỗ trọng có chứa rất nhiều hoạt chất quý  như alkaloid, vitamin C, gutta – percha, glycoside, potasslum, albumin, chất béo, chất màu, tinh dầu và các loại muối vô cơ.

Đỗ trọng có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, đỗ trọng có vị hơi cay, tính ấm, khi uống vào có vị ngọt có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, mạnh xương cốt, giúp an thai và làm ấm tử cung. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của vị thuốc này.

- Đỗ trọng có tác dụng hạ áp với cơ chế làm giãn cơ trơn mạch máu một cách trực tiếp.

- Giúp giảm cholesterol trong huyết thanh, tăng lưu lượng máu động mạch vành.

- Tác dụng của đỗ trọng giúp kháng viêm và giảm đau, chống co giật.

- Giúp tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu.

- Có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn bạch cầu.

- Có khả năng giúp hỗ trợ điều trị thận hư, chứng liệt dương, chữa thai động, thai lậu và trụy thai.

- Đây là vị thuốc mà người hiếm muộn không thể thiếu vì nó chữa vô sinh rất hiệu quả.

Xem thêm: Giảo cổ lam là thảo dược gì? Tác dụng và liều dùng chữa bênh

Đỗ trọng có tác dụng gì

tác dụng của đỗ trọng

Cách sử dụng đỗ trọng

Có rất nhiều cách sử dụng dược liệu như sắc uống, ngâm rượu, nấu thành cao hoặc tán thành bột mịn để làm viên hoàn. Trong đó phổ biến nhất vẫn là sắc uống; mỗi ngày sử dụng khoảng 10 – 15g dược liệu sắc nước uống mỗi ngày. Liều lượng này có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn như thế nào.

Đỗ trọng chữa bệnh gì?

Như chúng ta đã biết, đỗ trọng là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Và dưới đây là một số bài thuốc được dân gian lưu truyền từ bao đời nay và mang lại hiệu quả cực kì cao.

Vậy đỗ trọng trị bệnh gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo sau đây:

Đỗ trọng trị thận hư, lưng đau, tứ chi nhức mỏi

Sử dụng đỗ trọng, ngưu tất, cây chìa vôi, thỏ ty tử, cỏ roi ngựa, nhục thung dung, hồ lô ba, bổ cốt chỉ, đương quy, tỳ giải, phòng phong, bạch tật lê, mỗi loại dược liệu dung 15g; cùng với 8g nhục quế và 1 đôi bồ dục lợn.

Đôi bồ dục lơn đem rửa sạch rồi nấu chín, sau đó nghiền nát và sấy khô. Các dược liệu còn lại đem tán thành bột mịn, trộn với bồ dục lợn và nghiền lại lần nữa. Sau đó trộn với mật làm hoàn. Mỗi ngày dùng 10g dược liệu chiêu cùng nước sôi, mỗi ngày ngày uống 2 lần đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Hoặc có thể ngâm rượu đỗ trọng, đan sâm, xuyên khung, tế tân, quế tâm. Uống mỗi ngày 5ml rượu.

Đỗ trọng có tác dụng bổ thận tráng dương

Sử dụng 200g đỗ trọng, 100g mạch môn, 150 ngưu tất, 250g câu kỷ tử, sơn dược, thỏ ty tử, 200g sơn thù nhục, 130g lộc nhung, 65g ngũ vị tử, 400g thục địa. Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn rồi trộn với mật làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 15g đem chiêu với nước muối pha loãng.

Xem thêm: Thỏ ty tử dược liệu gì? Tác dụng, cách dùng ngâm rượu trị yếu sinh lý

đỗ trọng khô

đỗ trọng bổ thận, tráng dương

Đỗ trọng trị ứ huyết kèm theo đau lưng

Chuẩn bị đan sâm, đỗ trọng, mỗi vị sử dụng 200g, xuyên khung 60g cùng với 1,5 lít rượu trắng. Đem các dược liệu sơ chế rồi cho vào bình ngâm rượu và cho rượu vào ngập mặt dược liệu, đậy nắp kín.

Ngâm rượu trong vòng 5 ngày là có thể dùng. Mỗi lần uống chỉ nên dùng 10ml hâm nóng để uống, không nên uống quá nhiều.

Đỗ trọng trị phong lạnh gây đau thắt lưng, cột sống

Dùng 650g đỗ trọng sao vàng cùng với 3 chén rượu trắng rồi ngâm trong vòng 10 – 14 ngày. Sử dụng 20ml mỗi ngày, ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn chính.

Ngoài ra đỗ trọng còn có tác dụng chữa mồ hôi trộm sau bệnh khi kết hợp với mẫu lệ một lượng bằng nhau. Đem cả hai tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 20g bột thuốc uống mỗi tối trước khi ngủ 30 phút.

Xem thêm: Cây cỏ ngươi là dược liệu gì? Tác dụng, cách dùng chữa thoát vị đĩa đệm.

Đỗ trọng chữa thai động, thai lậu, trụy thai

Dùng đỗ trọng tẩm nước gừng sao cho đứt tơ rồi cho thêm xuyên tục đoạn đã tẩm rượu. Đem cả 2 tán thành bột mịn; kết hợp cùng với nhục táo đem nấu kĩ rồi lấy trộn thành hoàn vo viên, mỗi ngày uống 10g cùng với nước cơm.

Ngoài ra, nó còn có thể chữa chứng quen hư thai (thai 4 – 5 tháng là sảy). Trước khi có thai khoảng 2 tháng, dùng gạo nếp sắc lấy nước ngâm 300g đỗ trọng đến khi hết tơ. Dùng 80g tục đoạn khô đã tẩm rượu tán bột; dùng 200g sơn dược tán bột làm hồ. Vo viên các vị thuốc lại với nhau rồi ăn mỗi lần 5 – 6 viên, ăn khi bụng đói

Đỗ trọng trị bệnh huyết áp cao

Dùng đỗ trọng, hạ khô thảo, mỗi vị dùng 100g; cùng với thục địa, đơn bì, một lượng bằng nhau 40g. Đem tất cả dược liệu sơ chế rồi tan bột vo thành viên hòa, mỗi ngày uống 12g cùng với nước ấm, uống 2 – 3 lần/ngày.

đỗ trọng chữa bệnh gì?

đỗ trọng chữa huyết áp cao, động thai, liệt dương

Đỗ trọng chữa liệt dương, chứng di tinh, gan thận yếu, mất ngủ

Hãy dùng 200g gan lợn, xát muối rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ. Cho vào nước nấu cùng với 50g đỗ trọng, 20g nhãn lồng. Nấu đến khi gan nhừ thì nêm gia vị cho vừa ăn, dùng cả nước lẫn cái ăn liên tục trong nhiều ngày.

Đỗ trọng trị đau dây thần kinh tọa, đau cột sống

Chuẩn bị 3kg đỗ trọng, ngâm cùng với 2 lít rượu nếp trắng trong 7 – 10 ngày là có thể uống, mỗi ngày uống 15ml rượu, ngày uống 3 lần.

Hoặc có thể dùng đỗ trọng nấu canh thịt heo ăn 2 ngày/lần, thực hiện liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.

Xem thêm: Củ dòm thần dược đặc trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp hiệu quả.

Đỗ trọng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiêu chảy

Những trường hợp bị tiểu tiện nhiều lần, miệng khô, hoặc bị tiêu chảy có thể dùng đôi bầu dục lợn hầm chín cùng với đỗ trọng, hạnh đào nhân và kim anh tử. Sau khi hầm, ăn cả nước lẫn cái để cải thiện tình trạng trên.

Đỗ trọng chữa đau lưng, chân không đi được

Hãy sử dụng 300g đỗ trọng nướng, cùng với 160g khương hoạt, 90g thạch nam, 3 cái đại phụ tử (bỏ vỏ), ngâm cùng với 7 lít rượu trắng, đậy nắm kín và ngâm trong vòng 1 tuần là dùng được.

Tác dụng của cây đỗ trọng sẽ phát huy tối đa nếu bạn thực hiện đúng liệu trình 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 ml rượu.

Nếu không quen uống rượu, bạn có thể dùng cách này: 15g đỗ trọng, 30g kỷ tử, cho thêm 5-10 quả táo đỏ, nấu cùng với 1 lít nước, lọc bỏ bả. Lấy phần nước thuốc đem hầm với 100g xương lợn, hầm trên lửa vừa.

Hầm đến khi xương nhừ thì bỏ xương rồi cho đường phèn vào khuấy đều để đường tan tạo thành canh súp. Ăn ngày 2 lần sáng – chiều, ăn khi đói.

đổ trọng chữa đau lưng, đau dây thần kinh tọa

đỗ trọng chữa đau lưng, đau dây thần kinh tọa

Đỗ trọng ngâm rượu uống được không?

Trong y học cổ truyền, đỗ trọng là vị thuốc quý có công dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, dùng để chữa được rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Ngoài cách sắc uống thông thường, người ta còn dùng ngâm rượu đổ trọng để uống.

Tác dụng của đỗ trọng ngâm rượu có thể chữa chứng nhức mỏi, đau lưng, chữa liệt dương, thận hư cùng rất nhiều những tác dụng bổ ích khác. Vậy bạn đã biết cách ngâm rượu chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo những cách sau đây nhé!

Cách ngâm rượu đỗ trọng đơn giản tại nhà

Cách 1: Chuẩn bị 500g dược liệu, 1 củ gừng tươi, 1,5 lít rượu trắng. Đem gừng rửa sạch rồi giã nát và ép lấy nước cốt. Tiếp đến, thái nhỏ đỗ trọng rồi sao cùng với nước gừng cho đứt hết sợi tơ bên trong rồi cho vào túi vải và ngâm rượu. Ngâm trong vòng 10 ngày thì có thể uống. Uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 30ml.

Cách 2: Dùng 300g đỗ trọng cùng 200g xuyên khung. Đem tất cả thái vụn rồi ngâm chung với 1 lít rượu trắng trong vòng 5 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Khi ngâm rượu kết hợp với xuyên khung sẽ có công dụng bổ thận, mạnh gân cốt, chữa đau lưng hiệu quả.

Cách 3: Dùng đan sâm, đỗ trọng, xuyên khung, tế tân, quế chi, mỗi loại dùng 80g. Đem tất cả thái nhỏ rồi ngâm cùng với 10 lít rượu trắng trong vòng 1 tuần là uống được. Cách dùng như trên, rượu này có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết, chữa đau thắt lưng, cột sống.

Chú ý: Khi sử dụng thuốc rượu thì chúng ta không được ăn rau cải và hành tươi

Những ai nên dùng đỗ trọng?

- Người bị đau nhức xương khớp, đau lưng, đau cột sống

- Người bị cao huyết áp

- Người bị thân hư, liệt dương, di tinh

- Người vô sinh, hiếm muộn

- Phụ nữ mang thai

ai nên dùng đỗ trọng

lưu ý khi sử dụng đỗ trọng

Ai không nên dùng đổ trọng?

Dược liệu nào cũng sẽ có tác dụng tốt và tác dụng phụ nếu như chúng ta không sử dụng đúng liều lượng cho phép và đỗ trọng cũng thế. Chính vì vậy mà trong một số trường hợp sau đây tuyệt đối không nên dùng dược liệu này:

- Người có lượng máu chảy không ổn định, chảy máu không cầm được (ví dụ người bị tiểu đường)

- Người có chứng âm hư, hỏa vượng không nên dùng

- Người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu

Địa chỉ bán đỗ trọng uy tín, chất lượng tại TP.HCM?

Caythuoc.vn là địa chỉ bán đỗ trọng lâu năm và uy tín số 1 tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Sản phẩm tại nhà thuốc luôn được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng trong nhiều năm nay. Sản phẩm luôn được đóng gói và kiểm định theo đúng quy định của bộ y tế nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Với các khách hàng tại TPHCM, nhà thuốc luôn có ưu đãi khi mua từ 2 kg trở lên sẽ được miễn phí giao hàng. Và những khách hàng ở xa thì nhà thuốc sẽ hỗ trợ phí giao hàng trên toàn quốc. Và nhà thuốc đang có chương trình khuyến mãi khi mua 5kg dược liệu sẽ được tặng 1 kg.

Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng

Địa chỉ bán đỗ trọng

Đỗ trọng giá bao nhiêu?

Giá bán đỗ trọng tại caythuoc.vn luôn hợp lý, vừa túi tiền của mọi người chỉ 250.000đồng/kg. Đây là mức giá đã được niêm yết, đúng giá so với thị trường; mức giá này chỉ thay đổi theo vụ mùa.

Mọi thắc mắc về sản phẩm và đặt mua hàng xin vui lòng liên hệ qua:

Hotline: 0902743250 (Mobi) - 0961744414 (Viettel)

Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM

Website: https://caythuoc.vn/

Trên đây là tất cả những thông tin về đỗ trọng mà bạn có thể thảm khảo. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người xung quanh nhé!

Xem thêm: Lá sen có tác dụng gì?

Chia sẻ:

Lưu ý : Kết quả có thể da dạng tùy theo thể trạng và cơ chế tập luyện của mỗi người.

=> CAM KẾT: CHÚNG TÔI SẼ HOÀN LẠI 100% SỐ TIỀN NẾU SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THẢO DƯỢC AN QUỐC THÁI

 Chi nhánh:  62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM

Liên hệ mua : 0926456456 (Viettel)  -  0927002002 (Vnmb)

 duoclieu345@gmail.com

Hỗ trợ trực tuyến
Tin nổi bật
Kết nối với chúng tôi

Thông tin liên hệ

Giới thiệu

Liên hệ

62/1/28 Trương Công Định P.14 Q.Tân Bình TP.HCM

Bản đồ hướng dẫn

ĐT: 0926456456 (Viettel)

GPKD: 41E8030967

Bộ Công Thương

DMCA.com Protection Status

Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    36
  • Hôm nay:
    4873
  • Tuần này:
    35170
  • Tháng trước:
    92430
  • Tất cả:
    22850880

Cây thuốc

© Copyright 2017 caythuoc.vn, all rights reserved.

Loading...

Back To Top