Bạch đồng nữ thuộc họ cỏ roi ngựa, có tên gọi khác là bần trắng, mò trắng, mấn trắng. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu kĩ về tác dụng, giá bán và cách dùng của loại dược liệu này chưa. Trong đông y bạch đồng nữ có tên khoa học là Clerodendron gragrans Vent. Chúng từ lâu đã được xem là tinh hoa của y dược.
Đây là loại thảo dược “bảo bối” của chị em nên được gọi là “đồng nữ”. Nó được dùng để chữa trị các bệnh thầm kín như đau bụng kinh, khí hư, huyết trắng, kinh nguyệt thất thường.
Chúng thường được dùng độc lập hoặc hết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh.
Dù là “thần dược” với chị em phụ nữ, nhưng không nhiều người biết về bài thuốc này. Hãy đọc bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Nhận biết bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ là loại cây thân thảo, thấp hơn 1 mét. Lá hình trứng, dài từ 15-20cm, phiến lá rộng 8-15cm. Bìa lá có răng cưa to, đầu nhọn, có gân ở mặt lá, sờ vào thấy sần sùi, nhám tay. Khi vò ngửi lá có mùi hôi.
Hoa mọc thành cụm, có hình mâm xôi. Mỗi chùm có từ 10-20 hoa, hoa có màu trắng hoặc trắng hồng nhạt, tỏa ra mùi hương. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8 trong năm. Bộ phận thường được sử dụng để bào chế thuốc nhiều nhất là lá và rễ cây.
Lá được thu hoạch tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa, tức tháng 4, tháng 5. Lá có thể phơi hoặc sấy khô rồi đem bảo quản. Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, lá chứa rất nhiều muối canxi, tinh dầu, các ancaloit như orixin, oxiridin và kokusagin.
Rễ được thu hoạch vào lúc cây đã trưởng thành. Sau khi đào đem về rửa sạch, phơi khô cả củ hoặc thái lát mỏng rồi phơi.
Bạch đồng nữ thường xuất hiện nhiều ở Philippine, Indonesia, miền nam Trung Quốc. Tại nước ta, chúng phân bố rải rác khắp cả nước từ miền núi đến đồng bằng. Đây là loài dễ sống, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới.
Bạch đồng nữ thần kỳ như thế nào?
Theo nghiên cứu của Đông y, bạch đồng nữ có vị đắng nhẹ, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm,… Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của chúng:
Chữa kinh nguyệt không đều: bạn bị rối loạn kinh nguyệt dùng 10-15g lá bạch đồng nữ, ngải cứu, hương phụ, ích mẫu sắc uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục trong 3-4 tuần, uống sau khi hành kinh sạch 5-7 ngày.
Trị khí hư: Dùng mỗi loại 20g Bạch đồng nữ + ích mẫu + ngải cứu + hương phụ + trần bì sắc uống 1 thang/1 ngày. Uống liên tục trong 3 tuần .
Trị đau bụng kinh: mỗi vị 10g lá bạch đồng nữ + hương phụ + ích mẫu + ngải cứu + 500ml nước, sắc trong nửa tiếng rồi uống. Uống liên tục trong 2 tháng khí huyết sẽ lưu thông.
Trị thấp khớp: Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 100g + 10g đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cây tầm xuân, cà gai leo, cành dâu sắc làm 2 lần uống mỗi ngày.
Chữa ngứa, lở, ghẻ, nấm: Rửa sạch 200g lá bạch đồng nữ, vò nát đun với nước để tắm. Tắm liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Trị cao huyết áp: 50 – 80 gam lá bạch đồng nữ tươi, sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều uống mỗi ngày 3 bữa, có thể giúp hạ huyết áp nhanh.
Bạch đồng nữ có tác dụng phụ gì không?
Theo chia sẻ của những người đã sử dụng, bạch đồng nữ không gây ra tác dụng phụ gì cho cơ thể. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm dùng mà không cần lo lắng các triệu chứng phụ đi kèm.
Nếu thấy cơ thể có phản ứng tiêu cực sau khi dùng, nên xem lại liều lượng có phù hợp không. Ngoài ra có khả năng cơ thể bạn mẫn cảm với các thành phần hóa học của thuốc gây nên. Nếu gặp phải, nên dừng lại ngay và hỏi ý kiến thầy thuốc.
Đối tượng nào nên sử dụng bạch đồng nữ?
-Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
-Người đau bụng kinh.
-Người hay ra khí hư.
-Người trung niên bị viêm thấp khớp.
-Người cao huyết áp.
-Người bị nấm, ghẻ, lở, mụn nhọt.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Chống chỉ định dùng
Những người huyết áp thấp, tạng hàn không nên sử dụng.
Phụ nữ có thai không nên dùng bạch đồng nữ để chữa bệnh
Người dị ứng với các thành phần hóa học như Tanin, Cleodendrum philippinum, Flavonoid, , Cumarin, Acid nhân thơm,…
Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Lời khuyên chân thành cho mọi người
Hiện nay, thực trạng mua bán thảo dược không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang diễn ra tràn lan trên thị trường. Gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hao tổn tiền bạc của bệnh nhân. Việc chọn lọc những nơi uy tín là rất cần thiết và quan trọng.
Vậy nên mua bạch đồng nữ ở đâu là tốt nhất? Bạn có thể đến các nhà thuốc Đông y để tìm mua. Chỉ mua tại những nơi có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Tham khảo tư vấn của thầy thuốc để để sử dụng đúng bệnh, đúng liều. Không tự ý pha trộn, kết hợp với các vị thuốc khác khi chưa hiểu rõ.
Các bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết về bạch đồng nữ tại website: https://caythuoc.vn/
Quan trọng nhất là nên thường xuyên theo dõi sức khỏe để nắm rõ diễn biến bệnh.
Nếu dùng thấy hiệu quả, bạn hãy giới thiệu, chia sẻ bạch đồng nữ đến mọi người để cùng sử dụng nhé. Chúc bạn luôn có một sức khoẻ dồi dào, tinh thần sảng khoái!