Bệnh thận: các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh thận
Bệnh thận hiện nay được xếp vào loại nguy hiểm, đang có chiều hướng tăng cao trong nhiều năm gần đây. Theo các chuyên gia nghiên cứu, chỉ số nguy cơ mắc bệnh thận ở nam giới luôn cao hơn so với nữ giới. Vậy bệnh thận là gì ? Dấu hiệu, triệu chứng ra sao ? Và cách chữa trị bệnh thận ? Hãy cùng caythuoc.vn tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
BỆNH THẬN LÀ GÌ ?
Thận có 4 chức năng chính đó là giữ cân bằng dịch trong cơ thể và các khoáng chất mà cơ thể cần có để duy trì hoạt động sống, loại bỏ các giáng hóa của protein trong thực phẩm, giải phóng các hormone thiếu yếu giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D hấp thụ canxi trong thức ăn.
Bệnh thận là tình trạng các chức năng lọc và bài tiết các chất cặn bã của thận bị suy giảm khiến các độc tố có trong máu không được đào thải ra ngoài mà tồn đọng lại trong cơ thể. Bệnh thận có diễn biến rất âm thầm, khó nhận biết nhưng đến khi phát hiện ra thì bệnh đã giai đoạn cuối. Chính vì thế mà khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường nào thì nên chủ động đi khám ngay và để có biện pháp chữa trị kịp thời.
bệnh thận
CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH THẬN
Bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của mình nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu của bệnh thận như:
Người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó tập trung
Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể tích tụ nhiều độc tố trong máu khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm khiến những tế bào khác không được cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động sống.
Chính vì thế, người bệnh thận luôn trong tình trạng thiếu máu và khiến cơ thể suy nhược.
Cảm thấy khó ngủ
Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng, triệu chứng khó ngủ cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh thận.
Da khô và ngứa
Da cũng có vai trò giống như thận giúp loại bỏ độc tố, đào thải dịch thừa qua lớp biểu bì da. Khi da có tình trạng khô và ngứa thì cũng có thể được xem là một trong những dấu hiệu của bệnh thận. Khi thận mất khả năng duy trì khoáng chất và dinh dưỡng trong máu thì có thể khiến da khô và ngứa.
da khô và ngứa là dấu hiệu thứ 2 của bệnh thận
Có nhu cầu tiểu tiện thường xuyên
Đây chính là dấu hiệu phổ biến của bệnh thận. Khi nhu cầu tiểu tiện tăng lên, nhất là ban đêm cho thấy “bộ lọc” của thận có vấn đề nên mới kích thích nhu cầu đi vệ sinh của bạn.
Bên cạnh đó, tình trạng này cũng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới.
Máu lẫn trong nước tiểu
Khi thận có vấn đề, hồng cầu có nguy cơ sẽ lẫn vào trong nước tiểu và thải ra ngoài. Đây là dấu hiệu báo động cực kì nguy hiểm. Tình trạng này cho thấy bạn có thể bị ung thư thận, sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận.
Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Thận suy yếu sẽ không thể loại bỏ tạp chất ra khỏi cơ thể dẫn đến việc tích trữ nhiều natri gây sưng mắt cá chân, bàn chân, bàn tay của bạn. Sưng phần dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề tĩnh mạch chân
Xuất hiện bọng mắt
Một dấu hiệu báo động bệnh thận đó chính là xuất hiện bọng mắt khi lượng protein có nhiều trong máu nên gây nên hiện tượng trên.
Cao huyết áp
Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau, nên khi các mạch máu bị tổn thương thì các nephron lọc máu trong thận sẽ không nhận đủ oxy và thiếu chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng cao huyết áp.
Thay đổi màu sắc nước tiểu
Tiểu tiện là hệ thống báo động bệnh thận sớm nhất mà bạn không nên bỏ qua. Bạn nên chú ý về những thay đổi tần suất, mùi và màu sắc của nước tiểu như:
- Nước tiểu có bọt
- Màu nước tiểu đậm hơn và có mùi
màu sắc của nước tiểu là dấu hiệu điển hình của bệnh thận
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH THẬN
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các nguyên nhân gây thận xuất phát từ những thói quen hàng ngày của chúng ta:
- Thường xuyên nhịn tiểu:
Là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh suy thận. Khi nhin tiểu sẽ gây áp lực lên bàng quang và gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quả.
- Lười uống nước:
Nên uống 2 -2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động khả năng lọc bỏ tạp chất của thận. Khi thiesu nước sẽ khiến nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao sẽ gây tổn thương thận
- Suy thận do ăn mặn:
Ăn quá mặn ngoài việc gây cao huyết áp mà đồng thời còn gây ảnh hưởng xấu cho hệ bài tiết, gây gánh nặng cho thận, lâu ngày sẽ rất nguy hiểm
- Lạm dụng tình dục:
Nhiều người mắc bệnh thận vì thường xuyên quan hệ tình dujc khiến thận không thực hiện kịp chức năng đào thải độc tố gây mất cân bằng chất điện sinh trong cơ thể.
một số yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh thận
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở THẬN
Những chứng bệnh liên quan đến thận đều có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống mỗi người. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi điểm qua những bệnh lý phổ biến ở thận nhé
Suy thận
Suy thận được xem là căn bệnh giết người âm thầm trong cơ thể khi nó không có dấu hiệu báo động cho cơ thể. Suy thận khiến chức năng bài tiết chất độc của cơ thể suy giảm, khiến sức khỏe ngày càng yếu kém. Suy thận bao gồm suy thận cấp, suy thận mãn tính. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc cấy ghép thận mới có thể duy trì mạng sống.
chứng suy thận
Sỏi thận
Khi bị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, người bệnh sẽ cảm thấy tiểu khó, tiểu buốt và lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng,… Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến lượng canxi trong nước tiểu tăng. Viêm đường tiết niệu được xem là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận điển hình.
Viêm thận:
Là tình trạng do nhiễm khuẩn gồm viêm cầu thận cấp và mạn tính. Trong đó, viêm thận mạn tính là biến chứng của viêm thận cấp do điều kiện vệ sinh kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.
bệnh sỏi thận
Viêm ống thận cấp:
Bệnh này do ngộ độc kim loại như thủy ngân, chì, sunfamit khiến người bệnh không tiểu tiện được do lượng ure trong máu cao, protein trong nước tiểu nhiều,…
Bệnh thận nhiễm mỡ:
Triệu chứng dễ phát hiện nhất của bệnh này là phù nề toàn thân
Hội chứng thận hư:
Tình trạng này xảy ra khi các tác nhân gây bệnh đọng lại ở cầu thận
BỆNH THẬN NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trong đối với người bệnh thận. Nếu biết cách ăn uống hợp lí và ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ khiến bệnh tình có tiến triển và giúp thận phục hồi chức năng nhanh chóng. Vì thế bạn nên, ăn những thực phẩm và hạn chế ăn những thực phẩm sau:
chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN HIỆU QUẢ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như cách chữa bệnh thận hiệu quả nhờ y học ngày càng phát triển. Hãy tham khảo những cách chữa bệnh thận hiệu quả dưới đây:
Điều trị bệnh thận bằng thuốc Tây
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh thận như:
- Thuốc chống tăng huyết áp: bao gồm tác dụng hạ huyết áp và tăng cường chức năng thận
- Thuốc giúp kiểm soát Cholesterol: có tác dụng làm giảm chứng suy thận và chống các nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
- Thuốc chống thiếu máu: giúp tạo hồng cầu và bổ sung sắt cho cơ thể
Chữa bệnh thận bằng các bài thuốc Nam
Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc giúp tăng cường chức năng và làm giảm các triệu chứng bệnh thận. Với tính chất lành tính, an toàn hiệu quả, cây thuốc nam có thể áp dụng tại nhà
Chữa bệnh thận bằng Đậu đen xanh lòng
Đậu đen xanh lòng rang cháy vừa, sau đó hãm lấy nước uống hàng ngày. Duy trì liên tục 1 tháng để thấy hiệu quả.
Bài thuốc cây cỏ xước
Cỏ xước chặt nhỏ, rửa sạch và phơi khô rồi sắc lấy nước uống vào mỗi buổi sáng.
Chữa suy thận từ cỏ mực
Giã nát 30g cỏ mực, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần để thấy hiệu quả.
KHÁM CHỮA BỆNH THẬN Ở ĐÂU THÌ TỐT?
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện uy tín, đáng tin cậy dành cho bạn khi nơi đây có lịch sử khám chữa bệnh lâu đời tại Việt Nam. Có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và có nhiều thâm niên trong nghề sẽ giúp bạn điều trị bệnh dứt điểm.
Địa chỉ: 201B, Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
Bệnh viện Nhân Dân 115
Bệnh viện nhân dân 115 có chế độ khám bệnh ngoài giờ, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm với bệnh nhân thì đây cũng là sự lựa chọn đúng đắn cho bạn
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Số lần xem: 3000